Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loạn vi phạm về trật tự đất đai và môi trường tại huyện Hoài Đức - Kỳ 1: Đất nông nghiệp hoá nhà xưởng

(DS&PL) -

Dù UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, tại huyện Hoài Đức, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra ở một số xã. Trước thực trạng đó, chính quyền nơi đây lại đang có dấu hiệu thờ ơ trong việc xử lý vi phạm.

Theo ghi nhận của PV, hiện nay tình trạng vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Có mặt tại khu vực nhà xưởng sản xuất bánh kẹo ở khu Đầm Vực, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, theo phản ánh cơ sở này được xây dựng trên đất nông nghiệp với diện tích khoảng 6.000m2. Theo người dân, dù đã bị cưỡng chế do vi phạm trong việc xây dựng nhưng sau đó một thời gian, việc cưỡng chế dừng lại không rõ nguyên nhân.

Cách không xa, một dãy nhà xưởng cũng đang được xây dựng trên diện tích rộng hơn 10.000m2 tại khu vực Trại Gần, thôn 1 xã Song Phương. Theo nghiên cứu, khu vực này là đất nông nghiệp và việc xây dựng nhà xưởng để cho thuê là có dấu hiệu trái phép.

Nhiều nhà xưởng được xây dựng tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức.

Dọc đường gom Đại lộ Thăng Long đoạn qua xã Song Phương, PV cũng ghi nhận hàng loạt nhà xưởng được xây dựng kiên cố. Ngoài ra, nhiều khu đất còn được sử dụng làm kho bãi vật liệu xây dựng, bãi đỗ xe và tập kết thiết bị cơ giới.

Nhiều diện tích đất nông nghiệp trở thành bãi tập kết máy móc, thiết bị trái phép.

Tại xã Vân Côn, xã An Thượng huyện Hoài Đức tình trạng xây dựng trên đất nông nghiệp cũng diễn ra nóng không kém xã Song Phương là bao. Theo quan sát của PV, tại xã Vân Côn, hàng loạt nhà xưởng mọc lên như nấm sau mưa. Thêm vào đó, một số công trình kiên cố cũng được người dân nhanh chóng xây dựng trên đất nông nghiệp để cho thuê. Dạo qua một vòng khu vực xã An Thượng camera của PV cũng ghi được nhiều hình ảnh người dân quây tôn làm bãi gửi xe, bãi tập kết phế liệu nghi trái phép rộng cả ngàn mét. Những kho bãi trên đều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy nổ rất lớn.

Một nguồn tin cho PV biết, tất cả những nhà xưởng trên do xây dựng trên đất nông nghiệp nên đều không được các cơ quan chức năng nghiệm thu PCCC và không đảm bảo về công tác PCCC, không đủ điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những khu nhà xưởng này tiềm ẩn nhiều rủi ro về nguy cơ cháy nổ.

Trước đó, ngày 14/01/2014, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị 04 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn Thành phố. Chỉ thị nêu rõ: Giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường xuyên, định kỳ, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Qua đó, đảm bảo tất cả các trường hợp vi phạm phải được lập hồ sơ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật và được công khai.

Nhiều nhà xưởng hiện vẫn đang được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về quản lý quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn; về các trường hợp vi phạm mà không bị xử lý theo quy định của pháp luật. UBND Thành phố xem xét trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã trong các trường hợp tiếp tục để xảy ra vi phạm, không xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm.

Vậy là sau 6 năm từ Chỉ thị 04, tình trạng vi phạm trong việc quản lý đất đai tại một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức không những không thể dứt điểm mà còn ngang nhiên tái diễn. Dư luận đang đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của lãnh đạo huyện này, trong công tác quản lý đất đai tại địa phương. 

Còn những bất cập trong việc vi phạm trật tự xây dựng, công tác bảo vệ môi trường tại huyện Hoài Đức, Tạp chí Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin trong phóng sự tiếp theo

Tin nổi bật