Trong các nghiên cứu trước đây, những đối tượng bị rối loạn lo lắng có rủi ro bị loãng xương cao hơn 1,79 lần so với những người không lo lắng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 1/3 phụ nữ trong tuổi mãn kinh bị bệnh loãng xương, và loãng xương là vấn đề mang tính xã hội. Tại Việt Nam con số cho thấy phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh gặp phải vấn đề loãng xương lên tới 20%.
Ảnh : Internet. |
Hiệp hội Loãng xương Quốc tế cũng chỉ ra rằng: Cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người bị gãy xương do loãng xương. Đồng thời, ở những phụ nữ trên 45 tuổi, bệnh loãng xương khiến họ phải ở bệnh viện nhiều ngày hơn nhiều bệnh khác, bao gồm tiểu đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú.
Loãng xương đang được xem là một căn bệnh theo quy luật tuổi của con người, có đặc điểm tổn thương cấu trúc vi thể của xương, khối lượng xương bị giảm làm xương yếu và dễ gãy. Loãng xương sau mãn kinh ở nữ giới diễn biến nhanh nguyên nhân chính là do thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen) ở tuổi mãn kinh.
Tuy nhiên, lo lắng cũng là nguyên nhân liên quan đến vấn đều gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Theo một cuộc nghiên cứu của nhóm chuyên gia Ý, họ đã chọn 192 phụ nữ hậu mãn kinh có tuổi bình quân 67,5. Và họ nhận thấy rằng: Những người ít lo lắng hơn có nguy cơ gãy xương thấp hơn 13% so với những người không bị tình trạng này.
Đồng thời, trong các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những đối tượng bị rối loạn lo lắng có rủi ro bị loãng xương cao hơn 1,79 lần so với những người không lo lắng. Xương của xương sống lưng và cổ xương đùi là nơi có nguy cơ bị loãng xương cao nhất.
Để giảm thiểu tình trạng loãng xương, các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh nên bổ sung canxi, tập thể dục thường xuyên để tăng sự đàn hồi cho xương và các khớp. Đặc biệt, tập thể dục được cho là một hoạt động rất tốt để thư giãn trĩ não, giảm stress rất hiệu quả.
THANH LOAN (T/h)