Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

EU nêu lý do không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Liên minh châu Âu (EU) không thể cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine vì không thuộc thẩm quyền của tổ chức này.

"EU đang hỗ trợ Ukraine trong một số lĩnh vực, nhưng vấn đề đảm bảo an ninh không phải là vấn đề của chúng tôi”, hãng tin Sputnik dẫn lời người phát ngôn các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) - ông Peter Stano hôm 8/8 cho biết.

Theo ông Stano, EU không phải là một tổ chức an ninh vì vậy các cuộc thảo luận về đảm bảo an ninh là cuộc thảo luận dành cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cho từng quốc gia chứ không phải cho EU với tư cách là một tổ chức.

Liên minh châu ÂU không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine. Ảnh: EP

Phát ngôn viên Peter Stano nói thêm rằng dù không thể trực tiếp đảm bảo an ninh cho Ukraine nhưng EU sẵn sàng hỗ trợ quốc gia này trong một số lĩnh vực bao gồm cả tài trợ trong việc cung cấp vũ khí thông qua chương trình bảo đảm an ninh của bên thứ ba.

“Chúng tôi có thể hỗ trợ họ, nhưng bản thân EU không phải là bên bảo đảm an ninh. Đó là đặc quyền của các quốc gia thành viên để đưa ra những đảm bảo như vậy", ông Stano kết luận.

Nga cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine phản công thắng lợi

Kể từ khi xung đột Nga -Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Kiev đã liên tiếp nhận được những gói hỗ trợ về cả quân sự và kinh tế từ các quốc gia phương Tây. Ngày 12/7, các quốc gia thành viên G7 đã trình bày một tuyên bố chung về hỗ trợ cho chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Tuyên bố trên quy định về các vấn đề bao gồm phân bổ thêm thiết bị quân sự, mở rộng chia sẻ thông tin tình báo, các chương trình đào tạo mới cho quân đội cũng như phát triển năng lực công nghiệp của Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó cũng nhắc đến gói đảm bảo an ninh cho giai đoạn trước khi Ukraine gia nhập NATO. Theo đó, trong thời gian tới Kiev có kế hoạch ký một số hiệp định song phương với Mỹ và 12 nước châu Âu bao gồm: Bỉ, Đan Mạch, Ireland, Iceland, Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Phần Lan, Czech và Thụy Điển.

Phương Uyên (Theo Sputnik)

Tin nổi bật