Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lần đầu tiên triển lãm về tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Triển lãm trưng bày hơn 200 tài liệu, hình ảnh và hiện vật phản ánh chân thực hoạt động của Chủ tịch HCM ở nước ngoài, đặc biệt là thời gian Người ở Liên Xô.

(ĐSPL) - Triển lãm trưng bày hơn 200 tài liệu, hình ảnh và hiện vật phản ánh chân thực hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài, đặc biệt là thời gian Người ở Liên Xô.
Kỷ niệm 97 năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (7/11/1917 – 7/11/2014) và hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga (30/1/1950 – 30/1/2015), ngày 6/11, tại bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội), cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với cục Lưu trữ Liên bang Nga và bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga qua tài liệu lưu trữ”.
Triển lãm trưng bày hơn 200 tài liệu, hình ảnh và hiện vật phản ánh chân thực hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Liên Xô; mối quan hệ hữu nghị giữa Đảng, nhân dân hai nước Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga và hình ảnh Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Liên Xô/Liên bang Nga.
Trong đó, có nhiều tài liệu trước đây được bảo quản tại viện lưu trữ của Đảng Cộng sản Liên Xô, nay là viện Lưu trữ lịch sử chính trị - xã hội Quốc gia Liên bang Nga lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam.
Đó là giấy thông hành số 1829 ngày 16/6/1923 của đại diện Toàn quyền liên bang CHXHCN Xô Viết tại Béc-lin (Đức) cấp cho Chen Vang (Nguyễn Ái Quốc) để tới Nga. Trên giấy có ảnh Nguyễn Ái Quốc và có dấu trạm kiểm soát Biên phòng Cảng biển Petrogat khi Nguyễn Ái Quốc đến Petrograt ngày 30/6/1923.
Giấy thông hành số 1829 ngày 16/6/1923 của đại diện Toàn quyền liên bang CHXHCN Xô Viết tại Béc-lin (Đức) cấp cho Chen Vang (Nguyễn Ái Quốc) để tới Nga. Ảnh: L.Y
Ngoài ra, còn rất nhiều tài liệu từ năm 1923 - 1924 lần đầu tiên được công bố liên quan đến chứng chỉ xác nhận Bác đã được giới thiệu là Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, được tham gia vào tất cả các kỳ họp của Quốc tế Cộng sản.
Toàn cảnh phiên họp Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản tại phòng Andrevxki Cờ-rem-ly tháng 6, 7 năm 1924. Trong ảnh: Nguyễn Ái Quốc ngồi hàng đầu tiên, thứ tư từ bên phải sang. Ảnh: N.H
Triển lãm còn giới thiệu nhiều tài liệu về quá trình học tập của sinh viên Lin (Nguyễn Ái Quốc) tại trường Quốc tế Lê Nin như: Biên bản của hội đồng xét tuyển, thẻ chứng nhận sinh viên, quyết định của trường về việc cấp tiền và thực phẩm cho sinh viên theo học.
Trích Biên bản số 35, điểm 12 của Hội đồng xét tuyển trường Quốc tế Lê Nin về việc tiếp nhận ông Lin (Nguyễn Ái Quốc), thành viên ĐCS Đông Dương vào trường, ngày 01/10/1934. Ảnh: L.Y
Trường Quốc tế Lê Nin ở Mát-xcơ-va (Nga), nơi Lin (Nguyễn Ái Quốc) đã học tập, niên học 1934 - 1935
Bà Vũ Thị Minh Hương, cục trưởng cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước khẳng định: “Đây là những bằng chứng sống động, có tính chất xác thực để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và khẳng định quá trình đi tìm đường cứu nước của Bác, đặc biệt trong thời gian Người hoạt động ở nước ngoài. Ngoài ra, triển lãm nhằm tăng cường nhận thức, sự hiểu biết của xã hội về vai trò, tác dụng của tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề cao phẩm chất đạo đức, đường lối ngoại giao, tư tưởng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần bồi dưỡng, giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hợp tác quốc tế và củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên Xô/Liên bang Nga, trên cơ sở những kết quả đạt được trong quá khứ, mở ra hướng phát triển cho tương lai".
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 5/12 tại bảo tàng Hồ Chí Minh, số 19 Ngọc Hà, quận Ba Đình (Hà Nội).

Tin nổi bật