Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm gì khi trẻ biếng ăn do mọc răng?

(DS&PL) -

Trẻ biếng ăn khi mọc răng là nỗi lo lắng của rất nhiều bà mẹ khi trẻ tới thời kỳ mọc răng. Trẻ mệt mỏi, không chịu ti bình, không chịu ăn...

Trẻ biếng ăn khi mọc răng là nỗi lo lắng của rất nhiều bà mẹ khi trẻ tới thời kỳ mọc răng. Trẻ mệt mỏi, không chịu ti bình, không chịu ăn, các “chiêu bài” mẹ dỗ bé hàng ngày đều không còn tác dụng? Mẹ đừng lo lắng! Những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc sức khỏe trẻ được tốt nhất khi trẻ lười ăn do mọc răng, giúp trẻ không bị thiếu chất dinh dưỡng và sụt cân.

Trẻ khi mọc răng thường mệt mỏi, lười ăn, khó chịu

Thông thường trẻ bắt đầu mọc răng khi đến tháng thứ 6, trẻ sẽ có những triệu chứng khó chịu, không chịu ăn uống gì nhiều trong giai đoạn này mặc dù trước đây trẻ ăn uống rất nghiêm túc và đầy đủ. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu và nắm bắt được tâm lý của trẻ, chăm sóc trẻ khéo léo để tránh tình trạng trẻ biếng ăn do mọc răng dẫn tới sụt cân, sức khỏe không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sự phát triển nền tảng của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Những triệu chứng khó chịu khi mọc răng khiến trẻ biếng ăn

  • Lợi (nướu) sưng, đỏ: Để răng có thể nhô ra ngoài được, phần nướu của các bé thường bị sưng, có bé còn bị viêm, tấy đỏ, thậm chí có thể bị loét, ấn nhẹ vào sẽ làm bé hơi đau.
  • Bé thường chảy dãi nhiều hơn: Khi mọc răng, tuyến nước bọt của trẻ tiết nhiều nước dãi hơn để làm dịu nướu đang bị sưng của trẻ.
  • Phần cằm và quanh miệng có thể bị nổi ban. Bé có thể bị sốt, rôm sảy, tiêu chảy, đi phân lỏng, ho, sổ mũi,…
  • Trẻ thường đưa tay lên miệng ngậm mút ngón tay.
  • trẻ bị mệt mỏi, quấy khóc, khó ngủ, ngủ ít, bứt rứt khó chịu, dễ bị kích động, cáu gắt,…

Nếu bé có các triệu chứng trên thì mẹ chú ý theo dõi xem có phải bé đang trong thời gian mọc răng không và “lên dây cót” chuẩn bị sẵn tinh thần để “chiến đấu” cùng con nhé.

Cách chăm sóc trẻ biếng ăn khi mọc răng

Biếng ăn khi mọc răng là tình trạng phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ. Tất cả những triệu chứng khó chịu như đã nói ở trên khiến bé mệt mỏi, khó chịu, đau nhức răng, nên bé thường phản ứng lại với những điều bé không thích, đặc biệt là biếng ăn hơn. Tình trạng trẻ biếng ăn do mọc răng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách.

  • Trong giai đoạn này, tính khí trẻ thường thay đổi thất thường, cáu kỉnh, mẹ cần kiên nhẫn “làm bạn” với trẻ, dành nhiều thời gian hơn cho con, có thể trò chuyện hoặc chơi cùng con để trẻ quên đi việc đau răng.
  • Khi mọc răng, trẻ thường bị ngứa lợi. Mẹ có thể dùng tay massage nướu nhẹ nhàng giúp bé giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu. Mẹ lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi massage tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé.
  • Bé thường có thói quen cắn những đồ vật xung quanh mình vì ngứa lợi. Mẹ nên đưa cho bé các loại hoa quả để bé cắn khi ngứa. Mẹo nhỏ này không chỉ giúp bé giảm ngứa lợi mà còn kích thích lợi, giúp răng mọc dễ dàng hơn.

Trong thời kỳ mọc răng, trẻ thường có thói quen cắn, ngậm các đồ vật

    • Chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, đặc biệt là sau khi bú hoặc sau ăn. Mẹ có thể dùng miếng gạc hoặc khăn mềm và nước sạch, quấn quanh ngón tay rồi lau nhẹ nhàng vùng khoang miệng cho bé để tránh viêm, nhiễm khuẩn. Nên cho trẻ uống nước lọc ấm sau khi bú và ăn xong.
    • Không nên để bé ngậm bình sữa, núm vú cao su khi ngủ để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng khoang miệng. Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều mẹ mắc phải.
    • Trẻ mọc răng thường không chịu ăn, ăn ít hơn so với bình thường. Mẹ lưu ý tuyệt đối không ép trẻ ăn bằng cách dọa nạt, mắng mỏ. Thay vì “tra tấn” cực hình đối với răng lợi và tâm lý của trẻ, mẹ cần kiên trì và dỗ dành khi cho trẻ ăn.
    • Khi bé biếng ăn do mọc răng, mẹ lưu ý có thể bổ sung kẽm và selen cho trẻ để giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên, cải thiện vị giác đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chúng có nhiều trong hải sản, thịt, giá đỗ và rau xanh.

    Ngoài ra, để bổ sung Kẽm và Selen cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ sử dụng bổ sung các sản phẩm có chứa các thành phần này, chẳng hạn như cốm NutriBaby.

    Cốm NutriBaby giúp trẻ ăn ngon, tăng khả năng hấp thu,

    ổn định tiêu hóa

    Bên cạnh Kẽm và Selen, trong thành phần cốm NutriBaby còn có Hoàng Kỳ, Diếp Cá, Thymomodulin, Taurin, Beta Glucan, Pluriamin, Lysine,… giúp mẹ trang bị cho trẻ hành trang sức khỏe tốt nhất trong những năm đầu đời.

    • Về chế độ dinh dưỡng, nên đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Đặc biệt nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm có hàm lượng canxi cao, vì trong giai đoạn mọc răng cơ thể trẻ cần rất nhiều canxi. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như cá, tôm, trứng, sữa, phomai, đậu,…
    • Nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả, uống thêm sữa, nước ép trái cây để bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.
    • Nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, không dính, nấu loãng như cháo, canh, súp để bé bớt phải nhai và dễ nuốt. Không cho trẻ ăn các thức ăn cứng hay quá đặc gây tổn thương nướu của trẻ.
    • Không nên cho trẻ ăn khi thức ăn còn quá nóng hay những đồ ăn quá lạnh.
    • Với trẻ biếng ăn trong giai đoạn mọc răng, mẹ nên chế biến những món ăn trẻ thích, nên chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ và tăng số bữa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, tránh tình trạng sụt cân.
    • Khi mọc răng, trẻ có thể bị sốt nhẹ, hoặc đi tướt nên mẹ cần cho trẻ uống nước đầy đủ để bù lại lượng nước đã bị mất đi. Mẹ có thể cho trẻ uống nước trắng hoặc nước hoa quả càng tốt. Nếu trẻ sốt trên 38,5°C và đau nhiều, mẹ có thể cho trẻ đi khám và hỏi ý kiến tư vấn của các bác sĩ để cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau. Mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc để trẻ sốt quá cao vì mọc răng.

    Hy vọng với những thông tin cần biết khi trẻ lười ăn do mọc răng, mẹ có thêm kinh nghiệm chăm con, tự tin tìm giải pháp giúp bé lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên một cách nhanh chóng, tạo nền tảng cững chắc cho sự phát triển của trẻ

    Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, trẻ kém hấp thu hay sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

     Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

    • http://nutribaby.vn/diem-ban.
    • Fanpage:

    https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

    https://www.facebook.com/nutribabyplus/

    P.Q

    Tin nổi bật