Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kỳ tích trong thảm kịch lật thuyền: 7 học sinh thoát khỏi bàn tay tử thần sau 6 giờ tim ngừng đập

(DS&PL) -

Tim của 7 học sinh đã ngừng đập trong vòng 6 giờ đồng hồ, sau khi chiếc thuyền chở họ bị lật và những đứa trẻ bị chìm trong nước băng giá.

Tim của 7 học sinh đã ngừng đập trong vòng 6 giờ đồng hồ, sau khi chiếc thuyền chở họ bị lật và những đứa trẻ bị chìm trong nước băng giá.

Katrine là một trong số 7 học sinh từng may mắn sống sót.

Câu chuyện về việc sống sót phi thường được kể lại trong một bộ phim tài liệu của BBC, có tên “Back From The Dead”. 

Thảm kịch diễn ra vào năm 2011, khi Katrine (lúc đó 16 tuổi), cùng 12 bạn học và hai giáo viên của cô đang đi học bằng thuyền. 

Cả nhóm ra khơi lúc 11h, nhưng chỉ 20 phút sau, nỗi kinh hoàng ập đến khi con tàu bất ngờ lật úp trong gió lớn, lao xuống nước lạnh tới 2 độ C.

Katrine nhớ lại: "Mọi người đều la hét và mọi thứ đều mờ ảo. Bạn chỉ có thể nhìn thấy sự hoảng loạn."

"Trời rất lạnh. Và có cả nước đá trên mặt sông", Katrine nói, vỡ òa trong nước mắt khi trở về vịnh hẹp nơi cô suýt chết, sau 8 năm.

"Giáo viên nói rằng chúng tôi phải bơi vào bờ, bởi nếu không chúng tôi sẽ chết", cô nói thêm. 

Không có điện thoại để liên lạc, những đứa trẻ biết lựa chọn duy nhất của chúng là bơi vào bờ. Nhưng chúng cách đất liền hàng trăm mét và không phải tất cả chúng đều có thể.

"Tôi không biết bơi", Casper nhớ lại. "Một trong những người bạn của tôi đã bơi tới và cố gắng giúp tôi."

Nhưng vào thời điểm đó, trái tim Casper đã ngừng đập. Cùng với sáu người khác, cơ thể cậu trôi nổi trong hồ băng giá cho đến khi được giải cứu. Một trong những giáo viên đã chết đuối khi cố gắng giải cứu học sinh.

Katrine và hai người khác đã tìm được cách vào bờ. Mặc dù bị hạ thân nhiệt nghiêm trọng và chuột rút chân, cô đã bơi cho đến khi cuối cùng cô bị vấp ngã trên đất liền.

Khi phát hiện ra một người cứu hộ đang đến gần, Katrine đã cố gắng hét lên thật to.

Tiến sĩ Steen Barnung, người được gọi đến hỗ trợ trong thảm kịch, nhớ lại rằng, các nhân viên cứu hộ liên tục lặp lại câu: "Tất cả họ đều đã chết, tất cả họ đều đã chết".

Hiện trường vụ việc. Ảnh: The Sun

Tuy nhiên, Tiến sĩ Michael Jaeger Wansche, thuộc Rigshospitalet ở Copenhagen, nói rằng nhiệt độ cơ thể thấp đến khó tin của thanh thiếu niên thực sự mang đến cho các bác sĩ hy vọng.

Điều này là do, trong trạng thái hạ thân nhiệt cực độ, quá trình trao đổi chất của trẻ chậm lại và các tế bào trong cơ thể chúng không cần nhiều oxy như bình thường.

Do đó, bộ não của họ đã không phải chịu những tổn thương không thể khắc phục thông thường do tim ngừng đập.

Trong khi nhiệt độ cơ thể bình thường là 37 độ C,  thì thân nhiệt lúc đó của Casper đã giảm xuống 17,5 C.

"Những đứa trẻ đã chết, chúng không thở và trái tim thì ngừng đập. Chúng được những người cứu hộ đưa ra khỏi chiếc vịnh lạnh giá ở Đan Mạch với làn da "lạnh như băng", một bác sĩ nhớ lại. 

Mặc dù cơ hội sống sót của chúng dường như không tồn tại, song chúng đã được đưa đến bệnh viện - nơi các bác sĩ từ từ làm ấm lại máu của họ, cứ 10 phút một lần.

Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng máy chạy thận nhân tạo để lọc máu và làm ấm máu theo từng giai đoạn.

Và thật không ngờ, sau bốn giờ điều trị, tất cả trái tim của những đứa trẻ bắt đầu đập trở lại.

Và sáu giờ sau vụ tai nạn, cả bảy trái tim đã đập trở lại. Gia đình của họ, những người đã hồi hộp chờ đợi tin tức ở bệnh viện, hét lên vì sung sướng.

Mặc dù ban đầu cũng có các lo ngại rằng bộ não của những người trẻ sẽ bị tổn hại, Tiến sĩ Jaeger Wansche nói trong bộ phim tài liệu rằng "không có bất thường" nào được nhìn thấy trên các bản chụp.

“Chúng tôi đã kiểm tra và không thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường. Đây có lẽ là sự kiện có nhiều nạn nhân bị hạ thân nhiệt được hồi sinh nhất từ trước đến nay. Họ đã hoàn toàn bình phục”, Tiến sĩ Jaeger Wansche nói. 

Mộc Miên (Theo The Sun)

Tin nổi bật