Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn tại khu chung cư cao tầng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc tập huấn kỹ năng xử lý tình huống, chuẩn bị tâm lý cho người dân sống trong môi trường tập thể là vấn đề cần được quan tâm cấp bách.

(ĐSPL) - Việc tập huấn kỹ năng xử lý tình huống, chuẩn bị tâm lý cho người dân sống trong môi trường tập thể là vấn đề cần được quan tâm cấp bách. Khi sống ở chung cư cao tâng, người dân cần nắm được những kiến thức cơ bản khi có hỏa hoạn để tìm được cách thoát thân nhanh nhất.

Xem video:

[mecloud]W3g2jE2ojt[/mecloud]

Dân Việt cho biết, ngoài những lưu ý trên, theo đại tá Tô Xuân Thiều, Phó Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội, trong trường hợp người dân không may bị lửa làm cháy quần áo, thì phải ngưng chuyển động ngay, sau đó che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại nhiều lần cho đến khi lửa trên người được dập tắt. Người dân không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm.

Đại tá Thiều cho hay, theo quy định, tất cả các tòa nhà, chung cư, khi xây dựng quá tầng 7 đều phải lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, hiện nay, ông thấy có nhiều khu chung cư không có hệ thống chữa cháy.

Một số chung cư có hệ thống chữa cháy nhưng không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Do vậy, khi xảy ra cháy nổ, hệ thống báo cháy của tòa nhà không hoạt động. Nhiều người dân khi biết có cháy thì đã quá muộn.


Đại tá Thiều khuyến cáo, đối với các hộ gia đình, không cắm quá nhiều thiết bị điện trong cùng một ổ vì như vậy sẽ gây quá tải, chập cháy. Không hút thuốc gần ở những nơi có vật dụng dễ cháy. Đặc biệt, không để trẻ em chơi đùa với các thiết bị có lửa hoặc vật dụng dễ gây cháy nổ.

Người dân khi xây dựng các tòa nhà cao tầng, ngoài việc phải thiết kế nhà thông thoáng với ngoài trời thì tại khu vực cầu thang phải có các ô thoáng thông gió. Ở các nhà cao tầng nên lắp đặt thêm một thang sắt phía bên ngoài đề khi xảy ra cháy có thể thoát ra ngoài.

Ngoài ra, để thoát hiểm khỏi căn nhà cao tầng đang bốc cháy, người bị nạn chỉ cần đeo một thiết bị cứu hộ cá nhân.

Thiết bị cứu hộ này có hình dáng không khác một chiếc ba lô, bên trong có chứa móc an toàn và cáp chống cháy dài hơn 80m.

Sau khi đeo thết bị này lên vai, người bị nạn cần vắt dây an toàn qua ngực và chân, móc móc an toàn vào một chiếc móc cố định trong nhà, sau đó từ từ leo xuống. Thiết bị có trang bị phanh tự động để kiểm soát tốc độ di chuyển của người dùng khoảng 2m/s.

Thiết bị cứu hộ đặc biệt này có thể mang một người lớn có trọng lượng tối đã 133kg.

Xem video:

[mecloud]qH8YYZ70x5[/mecloud]

Cũng về vấn đề này, theo thông tin từ VnExpress, bác sĩ Phan Văn Nghiệm, trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP HCM - người có kinh nghiệm trong việc tham gia xử lý thảm họa - cho biết, không ít người tử vong tai nạn là do yếu tố tâm lý.

Thay vì tự tìm cách thoát thân, nhiều người vì quá hoảng loạn đã giẫm đạp nhau hoặc ngồi yên chờ cứu hộ hay cố thoát khỏi hiện trường mà không quan tâm đến sự nguy hiểm.

Theo bác sĩ Nghiệm, trong hỏa hoạn, tử vong thường là do ngạt trước khi bị cháy, chính vì thế, điều cần thiết nhất là các nạn nhân phải bình tĩnh tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín và các địa điểm có thể gây nổ như bình ga, tủ lạnh, máy lạnh…


Nếu hỏa hoạn ở các chung cư, cao ốc, nên thắt quần áo, chăn màn lại thành những dây dài để thoát thân qua cửa sổ. Việc nhắm mắt lao mình xuống đất bất chấp độ cao là hoàn toàn không thể. Những người trẻ có sức khỏe hoặc bình tĩnh hơn, phải tìm cách trấn an người khác và nhanh chóng vạch kế thoát hiểm.

Đối với các tai nạn bị ngã sập, nạn nhân bị đè, vùi lấp cũng cần thật sự bình tĩnh, thở đều để chờ người đến cứu, bởi việc hoảng loạn có thể mau chóng làm bản thân kiệt sức. Đặc biệt khi thấy có người đến cứu thì cố gắng phát ra âm thanh để được phát hiện.

Đồng quan điểm với bác sĩ Phan Văn Nghiệm, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Chủ nhiệm khoa Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm TP HCM, cũng cho rằng việc tập huấn kỹ năng xử lý tình huống, chuẩn bị tâm lý cho người dân sống trong môi trường tập thể là vấn đề cần được quan tâm cấp bách.

"Tại một số nước, việc đào tạo kỹ năng đối mặt với nguy hiểm, rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng vượt qua những sự cố bất ngờ trước thảm họa đã được đưa vào giáo dục ở từng cấp học và những khu vực tập thể như trường học, công sở cao ốc, chung cư cao tầng… Việc làm này góp phần giảm hỗn loạn và nguy cơ tử vong rất nhiều bởi trên thực tế, qua các sự cố lớn, nhiều người chưa chết vì tai nạn thì đã chết ngất vì sợ hãi”, ông Sơn nói.

MỸ AN (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]oplTfGYSOS[/mecloud]

Tin nổi bật