Ngày 17/10 (giờ địa phương), Tổng thống Emmanuel Macron cho biết ông mong muốn tìm giải pháp nhanh nhất có thể để giải quyết tình trạng biểu tình hiện tại và cam kết nỗ lực hết sức.
Chính phủ Pháp yêu cầu những người đình công tại hai kho nhiên liệu ở vùng Feyzin, gần thành phố Lyon, trở lại làm việc hoặc đối mặt cáo buộc hình sự.
Tổng thống Emmanuel Macron. Ảnh: AP
Lyon là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất ở Pháp, với gần 40% số trạm xăng đã cạn kiệt ít nhất một loại nhiên liệu hôm 16/10. Ở những khu vực khác, tỷ lệ này là gần 1/3 và Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cảnh báo tình hình dự kiến tệ hơn trong tuần này.
Đình công tiếp diễn tại các nhà máy lọc dầu của Pháp, sau khi Công đoàn CGT ngày 14/10 từ chối các điều khoản trong thỏa thuận đã được TotalEnergies và hai công đoàn khác là CFE-CGC và CFDT nhất trí. Thỏa thuận bao gồm tăng lương 7% trong năm 2023 và tiền thưởng tương đương một tháng lương cho nhân viên. CGT yêu cầu mức tăng 10%, với lý do
Trong cuộc phỏng vấn với đài France Inter, đại diện của CGT Philippe Martinez cho rằng "vài nghìn" công nhân vẫn đang đình công, trái với tuyên bố của các bộ trưởng Pháp là chỉ có "số ít công nhân" và "vài trăm người" trong các cuộc phỏng vấn.
Bộ trưởng Giao thông Pháp Clement Baaune nói cách tốt nhất để Pháp thoát khỏi khủng hoảng năng lượng là các cuộc đình công chấm dứt.
Tháng trước, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng Pháp CRE cảnh báo rằng các gia đình có thể đối mặt với tình trạng mất điện trong mùa Đông này nếu giá rét nghiêm trọng.
Mới đây, nà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Dân tộc (FN) cũng cảnh báo quốc gia này nên chuẩn bị cho một mùa Đông đầy khó khăn. Nữ chính khách cánh hữu nhận định các biện pháp trừng phạt đối với Nga không có tác dụng và thay vào đó đang gây hại cho người dân Pháp.
Trước thực trạng khó khăn trên, Chính phủ Pháp đã buộc phải giải phóng nhiên liệu dự trữ chiến lược của mình trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trầm trọng.
Giới phân tích nhận định, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu sẽ còn kéo dài và diễn biến gay gắt hơn khi cuộc chiến của Nga và Ukraine ngày càng căng thẳng kéo theo việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho EU. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết khi có nguồn cung cấp khí đốt khác thay thế. Tuy nhiên, bài toán khó này EU vẫn còn loay hoay chưa tìm được lời giải.
Mộc Miên (T/h)