Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không đặc xá với người từng bị kết án tử hình

(DS&PL) -

Thường vụ Quốc hội đề nghị, người bị kết án tử hình đã ân giảm xuống chung thân thì không nên tiếp tục được hưởng đặc xá.

Thường vụ Quốc hội đề nghị, người bị kết án tử hình đã ân giảm xuống chung thân thì không nên tiếp tục được hưởng đặc xá.

Ngày 7/11, tại phiên thảo luận về dự án Luật đặc xá (sửa đổi), bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết Thường vụ Quốc hội đề nghị không mở rộng đối tượng đặc xá với người bị kết án tử hình.

Cụ thể, Thường vụ cho rằng, theo quy định của Bộ luật Hình sự thì người bị kết án tử hình là trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.

Sau khi bị kết án tử hình, thực hiện chính sách khoan hồng, Chủ tịch nước đã quyết định ân giảm án tử hình cho họ và chuyển xuống hình phạt tù chung thân. Theo quy định tại điều 63 và điều 64 Bộ luật Hình sự, nếu cải tạo tốt, các trường hợp này tiếp tục nhận được chính sách khoan hồng khác như: Được giảm xuống tù có thời hạn và có thể chỉ phải chấp hành 20 năm tù.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) - Ảnh: Dương Giang/TTXVN

"Do đó, nếu dự thảo luật quy định đặc xá với người bị kết án tử hình thì đối tượng này được hưởng quá nhiều chính sách khoan hồng của Nhà nước, như vậy sẽ không bảo đảm tính răn đe", bà Nga nói.

Chiều cùng ngày, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

Sau đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chăn nuôi. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.

Đóng góp ý kiến ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Chăn nuôi, đa số các đại biểu tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chăn nuôi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhiều đề xuất của đại biểu cho rằng cần quan tâm hơn tới vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi; xác định rõ trách nhiệm đảm bảo yếu tố môi trường của chủ cơ sở chăn nuôi; quy định về nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; đảm bảo ngân sách cho công tác quy hoạch và xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi của vùng, của tỉnh; quy định về cấm chăn nuôi trang trại trong khu dân cư, chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã trừ động vật nuôi cảnh và nuôi động vật trong phòng thí nghiệm; vấn đề quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh…

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật