Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Huyền thoại 10 lần chinh phục đỉnh Everest qua đời ở tuổi 72

(DS&PL) -

Nhà leo núi nổi tiếng người Nepal từng 10 lần leo lên đỉnh núi Everest không dùng bình oxy mới đây đã qua đời sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật.

Nhà leo núi nổi tiếng người Nepal từng 10 lần leo lên đỉnh núi Everest không dùng bình oxy mới đây đã qua đời sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật.

Cụ thể, ông Ang Rita Sherpa mắc bệnh liên quan đến não và gan, ra đi tại nhà của con gái ở thủ đô Kathmandu ở Nepal vào hôm 21/9.

“Khi còn sống, ông ấy là nhà leo núi khỏe nhất thế giới và là một ngôi sao. Sự ra đi của Ang Rita là một mất mát lớn đối với cộng đồng leo núi,” ông Ang Tshering - chủ tịch Hiệp hội leo núi Nepal bồi hồi nói về người bạn thân mới qua đời.

Bộ Du lịch Nepal cho biết, những đóng góp của ông Ang Rita cho hoạt động leo núi "sẽ mãi mãi được ghi nhớ".

Được biết, “huyền thoại leo núi” Ang Rita leo lên đỉnh của Everset cao 8.848m lần đầu tiên vào năm 1983. Tính từ thời điểm đó cho tới năm 1996, người đàn ông này đã leo lên đỉnh Everest tất cả 10 lần mà không cần dùng tới bình oxy.

Ông Ang Rita Sherpa nhận chứng nhận từ tổ chức kỷ lục thế giới Guinness vào năm 2017. Ảnh: Anadolu

Ông Ang Rita cũng chính là người đầu tiên lên đỉnh ngọn núi này vào mùa Đông mà không cần sự hỗ trợ của bình oxy, trong lần chinh phục “nóc nhà thế giới” vào năm 1987. Vì thế, người đàn ông này được mọi người đặt cho biệt danh “báo tuyết”.

Đáng tiếc, một thời gian sau, Ang Rita bắt đầu gặp phải những vấn đề về gan, đến năm 2017, ông phải nhập viện vì mắc nhiều bệnh khác.

Hiện, thi thể của ông đã được chuyển đến một tu viện ở thủ đô Kathmandu. Lễ tang của ông sẽ được cử hành theo nghi thức Phật giáo truyền thống vào tuần này.

Cho tới nay, khoảng 200 nhà leo núi đã chinh phục đỉnh Everest mà không cần dùng bình oxy, nhưng chưa ai có thể đánh bại kỷ lục 10 lần không dùng bình ô xy trong số 24 lần leo đỉnh Everest của ông Ang Rita.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật