Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hôm nay (28/7) tòa tuyên án 54 bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu”

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Dự kiến chiều 28/7, TAND TP.Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án với 54 bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu".

Vào lúc 14h ngày 28/7, TAND TP.Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án với 54 bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu", trong đó có nhiều cựu lãnh đạo cấp cao. 

Phiên tòa xét xử vụ "chuyến bay giải cứu". Ảnh: VTC News

54 bị cáo bị xét xử về các tội Môi giới hối lộ, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong đó, có 21 bị can bị truy tố về tội nhận hối lộ, gồm:

Bị cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự) bị đề nghị mức án từ 18-19 năm tù.

Bị cáo Đỗ Hoàng Tùng (cựu Phó cục trưởng) bị đề nghị mức án từ 9-10 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng, bị đề nghị mức án từ 7-8 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Tiến Thân, nguyên chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ nhận hối lộ hơn 3,6 tỷ đồng, bị đề nghị mức án từ 6-7 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hải, nguyên Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ nhận hối lộ hơn 3,6 tỷ đồng, bị đề nghị từ 7-8 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Mai Anh, nguyên Chuyên viên, Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ nhận hối lộ 3 tỷ đồng, bị đề nghị từ 6-7 năm tù.

Bị cáo Lê Tuấn Anh (cựu Chánh văn phòng) bị đề nghị mức án từ 4-5 năm tù.

Bị cáo Lưu Tuấn Dũng (cựu Phó trưởng phòng Bảo hộ công dân) bị đề nghị mức án từ 2-3 năm tù.

Bị cáo Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản), bị đề nghị mức án 4-5 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Hồng Hà, nguyên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng, bị đề nghị từ 5-6 năm tù.

Bị cáo Lý Tiến Hùng (cựu cán bộ ĐSQ tại Nga), Vũ Ngọc Minh (cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

Bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) bị đề nghị tuyên án tử hình.

Bị cáo Ngô Quang Tuấn (cựu chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông - Vận tải) bị đề nghị từ 5-6 năm tù.

Bị cáo Trần Văn Dự (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) bị đề nghị từ 9-10 năm tù.

Bị cáo Trần Văn Tân (cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) bị đề nghị mức án từ 8-9 năm tù.

Bị cáo Chử Xuân Dũng (cựu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội) bị đề nghị mức án 4-5 năm tù.

4 bị cáo bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm:

Bị cáo Trần Việt Thái (cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia) bị đề nghị từ 5-6 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Lê Ngọc Anh bị đề nghị từ 4-5 năm tù, Nguyễn Hoàng Linh bị đề nghị từ 4-5 năm tù và Đặng Minh Phương (cùng là cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

23 người bị truy tố về tội Đưa hối lộ:

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và du lịch Bầu Trời Xanh và Công ty Cổ phần Travel Sky) bị đề nghị từ 10-11 năm tù.

Bị cáo Lê Hồng Sơn (Tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh) bị đề nghị từ 11-12 năm tù.

Bị cáo Võ Thị Hồng (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ phòng vé hàng không Minh Ngọc) bị đề nghị từ 5-6 năm tù.

Bị cáo Hoàng Thị Diệu Mơ (Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình) bị đề nghị từ 8-9 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh (Giám đốc điều hành), Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch thương mại Lữ Hành Việt) bị đề nghị từ 7-8 năm tù.

Bị cáo Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do) bị đề nghị từ 6-7 năm tù.

Bị cáo Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty Cổ phần giáo dục và Du lịch Masterlife) bị đề nghị từ 4-5 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Thị Hiền (lao động tự do) từ 3-4 năm tù.

Bị cáo Lê Thị Ngọc Anh (chuyên viên Phòng Nhà khách Vụ Lễ tân, Ban đối ngoại Trung ương) từ 4-5 năm tù.

Bị cáo Phạm Bích Hằng (Giám đốc Công ty Vinamichi); Phạm Bá Sơn, nhân viên Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hoà) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

Bị cáo Đào Minh Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vijasun) bị đề nghị từ 3-4 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH G Việt Nam 19) bị đề nghị từ 3-4 năm tù.

Bị cáo Phan Thị Mai (Giám đốc Công ty Cổ phần quốc tế Sao Hà Nội) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

Bị cáo Vũ Minh Thắng (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và thương mại Thuận An) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Thế Dũng (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch thương mại Sang Trọng) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

Bị cáo Trần Hồng Hà (Giám đốc Công ty TNHH cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế Sao Việt) bị đề nghị 18-24 tháng tù.

4 bị cáo bị truy tố về tội Môi giới hối lộ:

Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội) bị đề nghị từ 6-7 năm tù.

Bị cáo Bùi Huy Hoàng (chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) bị đề nghị từ 3-4 năm tù.

Bị cáo Phạm Thị Kim Ngân (cán bộ Phòng Trị sự, Tạp chí Thanh tra) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

Bị cáo Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty Cổ phần xúc tiến thương mại và Du lịch Việt Nam) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng Chính trị hậu cần, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an) bị đề nghị từ 19-20 năm tù.

Bị cáo Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hoà), bị truy tố 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Đưa hối lộ đề nghị mức án từ 15 -17 năm tù.

Theo VOV, tính đến trước ngày tuyên án, các bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” đã nộp khắc phục hậu quả hàng trăm tỷ đồng. Trong đó chỉ riêng ông Nguyễn Anh Tuấn đã nộp 1,85 triệu USD (hơn 42,5 tỷ đồng) và bị cáo Phạm Trung Kiên nộp 42 tỷ đồng tiền khắc phục.

Thông tin trên báo Tuổi trẻ, Điều 5 nghị quyết 03 năm 2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có quy định 3 nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ.

Trong số này, trường hợp người phạm tội tham ô tài sản hoặc nhận hối lộ chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn, thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt.

Theo phân tích từ một số chuyên gia pháp lý, trước khi tuyên án, nếu Phạm Trung Kiên nộp lại 3/4 số tài sản đã nhận hối lộ và được tòa ghi nhận một trong hai tình tiết là "hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm" hoặc "lập công lớn" thì về nguyên tắc bị cáo này sẽ thoát án tử hình.

Trong trường hợp bị cáo Kiên không hội đủ các điều kiện nêu tại nghị quyết số 03, dù bị cáo đã nộp lại số tiền nhận hối lộ nhưng không được tòa ghi nhận tình tiết "hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm" và "lập công lớn" thì "cũng không chắc chắn" thoát mức án cao nhất.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật