Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hé lộ số tiền “khủng” Đức có thể bị thiệt hại do cuộc xung đột ở Ukraine

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Theo ước tính của Giám đốc Viên Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) Marcel Fratzscher, cuộc xung đột ở Ukraine có thể đã khiến Đức thiệt hại khoảng 216 tỷ USD.

Theo thông tin trên Sputnik, Giám đốc Viên Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) Marcel Fratzscher hôm 21/2 cho biết, Đức có thể đã thiệt hại khoảng 200 tỷ euro (tương đương 216 tỷ USD) do cuộc xung đột ở Ukraine, trong đó thiệt hại lớn do giá điện tăng cao.

“Tổn thất kinh tế của Đức sau 2 năm xảy ra xung đột ở Ukraine có khả năng vượt quá 200 tỷ euro. Trên hết, chi phí năng lượng cao khiến mức tăng trưởng của Đức giảm 2,5 điểm phần trăm, tương đương 100 tỷ euro vào năm 2022 và con số tương tự vào năm 2023”, ông Marcel Fratzscher chia sẻ với tờ báo Đức Rheinische Post.

Chi phí năng lượng cao khiến mức tăng trưởng của Đức giảm 2,5 điểm phần trăm, tương đương 100 tỷ euro vào năm 2022 và con số tương tự vào năm 2023. Ảnh minh họa: Xinhua

Tờ Rheinische Post đưa tin, cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến hóa đơn tiền điện tăng đáng kể, gây gián đoạn mạng lưới vận chuyển và tạo ra áp lực đáng kể lên nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu. Những hậu quả này tác động nặng nề nhất đến những người có thu nhập thấp.

Ông Marcel Fratzscher nói: “Nhà nước Đức chủ yếu hỗ trợ các công ty sử dụng nhiều năng lượng bằng các khoản trợ cấp lớn nhưng những người có thu nhập thấp phải thắt lưng buộc bụng đáng kể”.

Cũng theo tờ Rheinische Post, Viện Kinh tế Đức cũng đưa ra kết luận tương tự trong một báo cáo chưa được công bố. Các chuyên gia ước tính tổn thất do tác động tiêu cực tổng hợp từ đại dịch COVID-19 và xung đột ở Ukraine đã gây ra đối với nền kinh tế Đức là 240 tỷ euro trong năm 2022 - 2023.

Viện Kinh tế Đức cho biết, toàn bộ nền kinh tế của Berlin đã chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine, trong đó ngành công nghiệp hóa chất, giấy và kim loại bị ảnh hưởng nặng nề nhất, theo thông tin trên RT. Tờ Rheinische Post trích dẫn một báo cáo tiết lộ, nhà thầu quốc phòng là bên hưởng lợi lớn nhất với tình hình hiện tại.

Trong diễn biến liên quan, ngày 19/2, Ngân hàng Trung ương Đức đánh giá nền kinh tế nước này có khả năng tiếp tục suy thoái trong quý 1/2024 và không có khả năng phục hồi.

“Với sản lượng kinh tế sụt giảm lần thứ 2 liên tiếp, nền kinh tế Đức sẽ rơi vào suy thoát kỹ thuật”, Ngân hàng Trung ương Đức cho biết, đề cập đến quý IV/2023, khi GDP của nước này giảm 0,3% tính theo năm.

XEM THÊM: Hé lộ về thiết bị mới giúp máy bay quân sự “tàng hình” trước radar

Trước đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) tiết lộ kết quả một cuộc thăm dò được thực hiện với hơn 27.000 công ty Đức. Theo khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp kỳ vọng nền kinh tế chỉ suy giảm 0,5% trong năm 2024.

Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, phương Tây đã quyết định giảm đáng kể việc nhập khẩu nhiên liệu của Nga, đồng thời tích cực tìm cách hạn chế thu nhập liên quan đến năng lượng của Moscow, nhất là từ dầu khí.

Chưa kể, cuộc xung đột ở Ukraine còn “chặn” dòng khí đốt của Nga sang châu Âu, khiến giá năng lượng tăng vọt và gây ra tình trạng thiếu hụt, buộc các nước phải tìm kiếm giải pháp thay thế, đặc biệt là Mỹ và việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Washington.

Đinh Kim (Theo Sputnik, RT)

Tin nổi bật