Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Nội dự kiến quét xong tất cả bài thi trắc nghiệm trong ngày mai (1/7)

(DS&PL) -

Dự kiến đến ngày mai (1/7) sẽ quét xong tất cả bài thi trắc nghiệm của Hà Nội và trong 7 ngày sẽ hoàn tất việc chấm thi tự luận.

Dự kiến đến ngày mai (1/7) sẽ quét xong tất cả bài thi trắc nghiệm của Hà Nội và trong 7 ngày sẽ hoàn tất việc chấm thi tự luận.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhắc lại và quán triệt các cán bộ chấm thi về quy trình thực hiện. Ảnh: Vietnemnet

Báo VietnamNet đưa tin, ngày 30/6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 kiểm tra công tác chấm thi của Hội đồng thi Hà Nội.

Báo cáo về công tác chấm thi, ông Phạm Văn Đại, Trưởng ban chấm thi Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay tổng cộng huy động 519 cán bộ chấm thi của địa phương và từ trường ĐH phối hợp. Trong đó, 58 cán bộ thuộc tổ chấm kiểm tra. Có tất cả 16 tổ chấm thi với 23 phòng chấm thi.

Dự kiến sẽ quét xong các bài thi trắc nghiệm vào ngày mai (1/7).

Ở địa điểm chấm tự luận, Hà Nội bố trí 12 máy chấm và 70 cán bộ bao gồm cả người chấm và lực lượng an ninh, phục vụ túc trực. Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị chấm thi cho Hà Nội. 

Theo kế hoạch dự kiến, mỗi giám khảo mỗi ngày sẽ chấm 60 bài tự luận. Hà Nội có gần 75.000 thí sinh dự thi và dự kiến trong 7 ngày sẽ hoàn tất việc chấm thi tự luận.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã lưu ý các cán bộ chấm thi không đặt mục tiêu chấm quá nhanh mà cần chấm chắc, chính xác và nghiêm túc. Việc này để hạn chế việc vênh điểm giữa cán bộ chấm 1 và chấm 2.

Trước đó, theo Dân Trí, khi trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên về việc hạn chế gian lận khi chấm thi, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho hay, với những thay đổi về mặt kĩ thuật năm nay, khả năng hạn chế gian lận.

Tuy nhiên, thực hiện nó là con người, do vậy mỗi cán bộ giáo viên phải làm hết chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời địa phương cần lựa chọn những người có đủ năng lực và phẩm chất thực hiện.

Cụ thể, một trong những điểm mới đó là phần mềm chấm thi trắc nghiệm đã được sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện để khắc phục lỗ hổng có thể dẫn tới tiêu cực. Trong đó, các bài thi trắc nghiệm của thí sinh sẽ được đánh phách điện tử.

Người chấm nếu nhìn thấy bài thi thì không nhìn thấy phách, còn nhìn thấy phách thì không thấy bài của thí sinh.

Cán bộ làm phiếu chấm điểm. Ảnh: Vietnamnet

Theo báo Công an Nhân dân, quy trình bảo quản bài thi trắc nghiệm tại phòng chấm thi trắc nghiệm cũng được thực hiện chặt chẽ hơn. Khi quét xong phiếu trả lời trắc nghiệm của túi nào, phiếu trả lời trắc nghiệm được thư ký kiểm đếm, đóng lại túi đó và niêm phong theo quy định. Cán bộ sẽ sao lưu toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) ra đĩa CD hoặc thành 3 bộ đĩa giống nhau. 

Số đĩa này được bàn giao cho chủ tịch hội đồng thi, ban chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, và gửi về Bộ GD&ĐT. Các dữ liệu đều được mã hóa và chỉ có thể giải mã khi Bộ GD&ĐT cấp khóa giải mã. 

Đây cũng chính là một trong những lý do để Bộ GD&ĐT chưa công bố ngay đáp án sau khi môn thi cuối cùng kết thúc như mọi năm mà sẽ công bố vào thời điểm thích hợp sao cho đáp ứng hai mục tiêu: Phù hợp tiến độ chấm thi và có thêm kênh giám sát để có đủ thời gian xử lý. 

Trong phòng chấm thi trắc nghiệm, camera sẽ ghi hình tại các phòng bảo quản bài thi, chấm thi. Đồng thời, bộ lưu điện dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục kể cả khi mất điện lưới. Ngay sau khi kết thúc công tác chấm thi, thiết bị lưu trữ của camera được niêm phong và lưu giữ ít nhất một năm. 

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật