Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gợi ý bài làm môn Ngữ văn vào lớp 10 ở TP. HCM năm 2022

(DS&PL) -

Khoảng 94.000 thí sinh ở TP. HCM đã bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập vào sáng ngày 11/6. Môn thi đầu tiên là Ngữ văn kéo dài trong 120 phút.

Năm nay, TP. HCM có khoảng 94.000 thí sinh dự thi vào lớp 10. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào 114 trường công lập là 73.000 em. Nhiều trường THPT như Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn có tỷ lệ chọi rất cao, theo Tri Thức Trực Tuyến.

Các thí sinh đã bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập vào sáng ngày 11/6. Môn thi đầu tiên là Ngữ văn kéo dài trong 120 phút.

Đề thi như sau: 

Nhận xét về đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 của TP. HCM, Tri Thức Trực Tuyến dẫn lời thầy Trịnh Đình Chung, giáo viên trường THPT chuyên Quang Trung (Bình Phước), đánh giá đề thi có ngữ liệu hay, hiện đại và thực tiễn. Tuy nhiên, ông Chung cho rằng học sinh sẽ khó đạt điểm cao vì đề thi dài, gây quá sức về mặt thời gian làm bài.

"Với thời gian thi là 120 phút, học sinh sẽ không đủ khả năng để hoàn thành tốt các câu hỏi trong đề thi này. Các em không làm xong điểm sẽ không cao. Tôi nghĩ mức điểm phổ biến mà học sinh có thể đạt được là từ 6 đến 7 điểm", thầy Trịnh Đình Chung nói.

Gợi ý bài làm: 

Ảnh: Tuyensinh247.com.

Cô Tạ Minh Thủy, giáo viên Ngữ văn của Tuyensinh247 chia sẻ với VnExpress cho biết, câu 1 không chỉ gồm các câu hỏi liên quan đến kỹ năng đọc hiểu, phép liên kết mà còn cho phép học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân về "học hỏi từ quá khứ" và "trải nghiệm trong hiện tại". Trong ý cuối, học sinh có thể lựa chọn một trong hai hoặc có thể kết hợp cả hai và đưa ra những lý giải phù hợp.

Câu số 2 của đề thi tiếp tục bám sát vào vấn đề thời gian, đặt ra yêu cầu "Phải chăng chỉ cần thời gian trôi qua, bạn sẽ trưởng thành?". Đề bài đặt ra một câu hỏi và yêu cầu thí sinh bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề đó. Theo cô Thuỷ, đây là câu nghị luận rất hay. "Không phải chúng ta cứ lớn thì sẽ được gọi là trưởng thành, bởi có những người mang thân xác của một người lớn nhưng lại sống như một đứa trẻ. Vậy sống sao, dùng thời gian thế nào để trưởng thành", cô chia sẻ.

Ở câu 3, cũng như mọi năm, đề có hai câu cho học sinh lựa chọn. Đề bài 1 có nội dung kiến thức nằm trong tác phẩm "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh. Sau khi phân tích hai khổ thơ, học sinh sẽ phải liên hệ với một tác phẩm khác để thấy được những biến chuyển của thiên nhiên hoặc con người theo bước đi thời gian. Với phần liên hệ, học sinh có thể lấy bài: "Ánh trăng", "Bến quê"...

Với đề bài 2 - "Tin nhắn từ thời gian", học sinh sẽ viết bài văn nghị luận về một quyển sách hoặc một tác phẩm văn học đã giúp em hiểu thêm về chính mình. Đối với câu hỏi này, học sinh có thể thỏa sức sáng tạo.

Bích Thảo (T/h) 

Tin nổi bật