Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gian lận thi cử Hòa Bình: "Nếu biết chấm thi mà phải đi tù thì bị cáo đã bỏ nghề"

(DS&PL) -

Sáng 15/5, phiên tòa xét xử 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình tiếp tục với phần tranh tụng.

Sáng 15/5, phiên tòa xét xử 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình tiếp tục với phần tranh tụng.

Bị cáo Nguyễn Thị Thu Loan tại tòa. Ảnh: Thanh Niên.

Tờ Thanh Niên đưa tin, trong phần tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Thị Thu Loan (41 tuổi, giáo viên trường THPT Lạc Long Quân, Hoà Bình) bật khóc liên tục và nói rằng rất hối hận, thừa nhận mọi hành vi phạm tội.

Viện KSND tối cao cáo buộc bị cáo Loan đã nhận thông tin mã phách thí sinh, điểm yêu cầu từ người phụ trách tổ chấm thi tự luận là bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (nguyên Trưởng phòng Khảo thí sở GD-ĐT Hòa Bình) và trực tiếp thực hiện hành vi nâng điểm cho 10 bài thi môn ngữ văn.

Tự bào chữa trước tòa, Loan cho biết, năm 2018, bị cáo được triệu tập đi chấm thi TPHT và được phân công làm tổ trưởng chấm thi tự luận môn Ngữ văn. Loan nghĩ đã hoàn thành nhiệm vụ chấm thi cho đến khi nhận thông tin các thí sinh từ bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (nguyên Phó trưởng phòng Khảo thí) sau đó tự mình chấm lệch điểm cho em.

Bị cáo Loan nói việc mình chấm lệch điểm vì nghĩ đó là hành vi có lợi, không gây tổn hại cho học sinh nên đã "cần mẫn làm một việc sai trái".

Bị cáo cho hay tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội năm 2000 và suốt quá trình công tác liên tục là giáo viên dạy giỏi môn ngữ văn, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và còn nhiệt tình ngăn chặn cái xấu như săn bắt cướp giao cho công an.

Theo bị cáo Loan, nguyên nhân là do nể nang đồng nghiệp, để tình cảm lấn át lý trí nên xảy ra sai lầm. Hơn nữa, bị cáo Loan thừa nhận thiếu hiểu biết về pháp luật nên mới thực hiện hành vi phạm tội.

Từ khi bị bắt đến giờ, bị cáo Loan chưa từng chối tội nên "nghĩ mình không phải là người xấu vì đã nhận ra lỗi". Suốt quá trình điều tra, bà Loan đã thành khẩn khai báo, phối hợp với cơ quan an ninh làm rõ hành vi của những người khác.

"Chưa bao giờ nghĩ rằng đi chấm thi mà bị đi tù", bị cáo Loan nghẹn ngào và nói nếu biết trước sẽ bỏ nghề từ lâu để không phải đứng trước toà như ngày hôm nay. Phiên toà kết thúc cũng là lúc bị cáo Loan bị đuổi khỏi ngành giáo dục và sẽ không còn "cơ hội" để phạm tội như này nữa. Bị cáo Loan rất ân hận và không ngờ sự năng nổ nhiệt tình lại là tình tiết buộc tội bản thân mình nặng như thế.

Theo Vnexpress, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Chung (40 tuổi, giáo viên trường THPT Ngô Quyền, TP Hoà Bình) cũng bật khóc khi bào chữa, thừa nhận hành vi nâng điểm. Chung khai phạm tội trong tình thế "khó từ chối", không được hưởng lợi ích gì.

Cô giáo Chung nói nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, có nhiều thành tích xuất sắc nên rất mong toà án xem xét giảm án để sớm trở về chăm hai con nhỏ.

Trước đó, trong phần luận tội, VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Loan và Chung mỗi người từ 2 đến 2 năm 6 tháng tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Quang Vinh (trưởng phòng khảo thí, phó trưởng ban chấm thi) chỉ đạo Đỗ Mạnh Tuấn (hiệu phó trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy) thực hiện sinh mã phách sai quy định để lấy thông tin mã phách của các thí sinh cần nâng điểm môn ngữ văn. Khi có danh sách do Mạnh Tuấn cung cấp, Vinh chuyển cho bà Diệp Thị Hồng Liên.

Thực hiện chỉ đạo của Liên, cô giáo Loan trực tiếp chấm nâng điểm cho 9 thí sinh và chỉ đạo các cán bộ chấm thi ký hợp thức vào phiếu chấm điểm và bài thi. Bị cáo Chung cũng chỉ đạo các cán bộ chấm thi trong tổ mình chấm nâng điểm cho 7 thí sinh. Kết quả có 22 bài thi ngữ văn được chấm nâng điểm từ 1,25 đến 4,5 điểm.

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật