Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giảm lãi suất tiền gửi USD: Gửi tiền VND có lợi hơn

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc hạ lãi suất đồng USD khiến tính hấp dẫn của việc gửi đồng USD sẽ kém đi rất nhiều. Người dân và doanh nghiệp sẽ giảm nắm giữ USD mà chuyển sang gửi tiền VND

(ĐSPL) - Việc hạ lãi suất đồng USD khiến tính hấp dẫn của việc gửi đồng USD sẽ kém đi rất nhiều. Người dân và doanh nghiệp sẽ giảm nắm giữ USD mà chuyển sang gửi tiền VND...

Theo Quyết định 1938/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ hôm nay, 28/9, mức lãi suất tiền gửi bằng USD áp dụng đối với tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0\%/năm và đối với tiền gửi của cá nhân tối đa là 0,25\%/năm.

Trước đó, lãi suất tiền gửi đôla Mỹ áp dụng cho các cá nhân là 0,75\% và các tổ chức là 0,25\% một năm.

Lý giải việc điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động bằng đô la áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức và cá nhân Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết:

"Trong quá trình chỉ đạo, điều hành chính sách những năm qua, Thống đốc NHNN luôn quán triệt phương châm xuyên suốt là nâng cao vị thế của đồng Việt Nam và từng bước chống đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ. Với phương châm này, NHNN đã có xu hướng điều chỉnh giảm dần mức lãi suất huy động ngoại tệ xuống còn 0,25\%/năm áp dụng đối với tổ chức và 0,75\%/năm áp dụng đối với cá nhân. Quá trình này kết hợp với việc thực hiện đồng bộ các công cụ và giải pháp CSTT đã đem lại sự ổn định của thị trường tiền tệ, ngoại hối trong mấy năm qua.

Thời gian qua, mặc dù có những biến động nhưng thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước về cơ bản ổn định, tuy nhiên, một bộ phận tổ chức, cá nhân có biểu hiện găm giữ ngoại tệ. Bởi vậy, NHNN quyết định tiếp tục giảm mức trần xuống 0\% áp dụng đối với tổ chức và 0,25\%/năm áp dụng đối với cá nhân. Giải pháp này phù hợp với phương châm điều hành, đồng thời góp phần nâng cao sức hấp dẫn của VND, hạn chế tình trạng đô la hóa."

Bà Hồng cũng khẳng định: " Thanh khoản ngoại tệ hiện nay của hệ thống các TCTD vẫn đang trong tình trạng ổn định, nếu tính tỷ lệ tín dụng trên huy động ngoại tệ trên thị trường 1 trong nước chỉ ở mức khoảng 80\% trong khi giai đoạn 2011 – 2012 tỷ lệ này ở mức trên 100\%. Nếu tính cả nguồn vốn vay nước ngoài thì tỷ lệ này chỉ vào khoảng 60\%.

Thời gian tới, NHNN sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành đồng bộ các công cụ và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ đã đề ra là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.".

Việc hạ lãi suất đồng USD khiến tính hấp dẫn của việc gửi đồng USD sẽ kém đi rất nhiều. Người dân và doanh nghiệp sẽ giảm nắm giữ USD mà chuyển sang gửi tiền VND

Găm giữ ngoại tệ liệu có giảm?

Tin tức trên báo Lao động, sau sự kiện phá giá mạnh của đồng nhân dân tệ, tâm lý thị trường trong nước nặng nề do lo ngại các hệ lụy khi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh tăng lãi suất. Do đó, thị trường có dấu hiệu co cụm, thanh khoản kém, doanh nghiệp (DN) có nguồn thu ngoại tệ bắt đầu có xu hướng găm giữ ngoại tệ, một số DN mua ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán trong tương lai. Người dân chuyển đổi VND sang USD gửi tiết kiệm. 

Dù gần đây, tâm lý thị trường đã bớt căng thẳng và tỉ giá niêm yết ở các NHTM giảm nhưng vẫn tiềm ẩn kỳ vọng tăng tỉ giá vì lo ngại về các hệ lụy của việc FED điều chỉnh tăng lãi suất vào cuối năm. Tình trạng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ trong mấy năm gần đây có xu hướng tăng vì LS ngân hàng cho vay VND cao hơn nhiều LS cho vay USD. Áp lực về việc mua ngoại tệ để trả nợ ngân hàng khi đến hạn và nhu cầu mua ngoại tệ từ ngân hàng về để thực hiện kế hoạch kinh doanh những tháng cuối năm khá lớn.

Tuy nhiên, trên thực tế theo quan sát của các chuyên gia, trong nền kinh tế có hai thành phần giữ USD, đó là các tổ chức (Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức khác) và cá nhân, hộ gia đình. Trừ khi thị trường biến động và các thành phần găm giữ ngoại tệ để đầu cơ, còn trong bối cảnh bình thường, mục đích giữ ngoại tệ trên tài khoản ngân hàng của hai thành phần này là khác nhau. DN vì mục đích thanh toán nên LS không phải là điều quan tâm đầu tiên. Còn các cá nhân và hộ gia đình giữ ngoại tệ trong tài khoản tiết kiệm là để bảo tồn giá trị đồng vốn và hưởng LS. Vì vậy, LS ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định nắm giữ đồng tiền nào của dân cư.

Như vậy, nhìn bề ngoài có vẻ như quyết định giảm trần LS tiền gửi USD là nhằm vào các DN, nhưng mức LS 0,25\%/năm áp dụng cho tổ chức vừa qua cũng hầu như không có ý nghĩa về lợi nhuận đối với các tổ chức rồi. Mục tiêu chính của quyết định điều chỉnh của NHNN có lẽ là gửi thông điệp đến các cá nhân.

Thực tế, sự chuyển dịch của người dân từ gửi tiền đồng sang USD diễn ra khá mạnh trong thời gian qua, ngược với tình hình cuối 2013 và năm 2014. Hiện không rõ tỉ trọng tiền gửi ngoại tệ/tổng vốn huy động của hệ thống là bao nhiêu, nhưng con số đó chắc đủ lớn và quan trọng đến mức NHNN muốn giảm mạnh. Với quyết định giảm LS tiền gửi USD của cá nhân về mức 0,25\%/năm, NHNN có lẽ gửi thông điệp đến các cá nhân rằng gửi USD không có lợi gì.

Hơn nữa, quyết định của NHNN không phải là một bất ngờ lớn vì nằm trong lộ trình thực hiện đề án chống đô la hóa nền kinh tế của Chính phủ, tuy nhanh hơn. Vấn đề ở đây là liệu việc giảm trần LS có giúp NHNN đạt được mục tiêu của mình không khi hầu hết các doanh nghiệp không có các khoản tiền gửi USD tại ngân hàng, hoặc nếu có cũng không nhằm mục đích hưởng lãi suất, còn đa số cá nhân gửi tiền USD hiện nay (nhất là những người có số tiền lớn) cũng chỉ để đảm bảo an toàn và giữ giá đồng vốn hơn là hưởng LS.

Chị Việt (một người gửi tiền ở Hà Nội) nói: “Với mức 0,75\%/năm trước đây cũng đã gần như chỉ nhờ ngân hàng giữ hộ rồi thì giảm xuống 0,25\% cũng vậy thôi”. Và nếu người dân nào cũng có những nhận định về tỉ giá tương tự như vậy, có thể dự đoán tác động của quyết định giảm lãi suất của NHNN nhằm giảm găm giữ ngoại tệ là có nhưng sẽ không nhiều.

Gửi tiền đồng có lợi hơn

Thông tin trên báo Tiền phong, các chuyên gia của Ngân hàng ANZ cho rằng, với việc điều chỉnh lãi suất huy động USD về 0\%/năm (tổ chức) và 0,25\%/năm (cá nhân), trong khi trần lãi suất ngắn hạn đối với tiền đồng giữ nguyên ở mức 5,5\%/năm, cho thấy các nhà điều hành đang theo đuổi chính sách chống đô la hóa.

Đặc biệt, theo đánh giá của các chuyên gia này, dù từ đầu năm đến nay, đồng VND đã được điều chỉnh giảm khoảng 5\% so với USD, nhưng đây vẫn là một trong những đồng nội tệ có tính bền vững và ít biến động nhất trong khu vực nhờ tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục được duy trì.

Tổng Giám đốc VietinBank ông Lê Đức Thọ nhìn nhận: Với việc điều chỉnh này, doanh nghiệp khi có USD sẽ phải tính toán lại. “Việc hạ lãi suất đồng USD khiến tính hấp dẫn của việc gửi đồng USD sẽ kém đi rất nhiều. Người dân và doanh nghiệp sẽ giảm nắm giữ USD mà chuyển sang gửi tiền VND”, ông Thọ phân tích.

Còn TS Cao Sĩ Kiêm cho rằng, với mức lạm phát 9 tháng qua, tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, cộng với quyết định cắt giảm lãi suất USD, gửi VND có lợi hơn rất nhiều so với USD. Trước đó, từ 29/10/2014 đến 27/9/2015, mức lãi suất tiền gửi USD tối đa của tổ chức là 0,25\%/năm và lãi suất tiền gửi tối đa của cá nhân là 0,75\%/năm.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật