Đài truyền hình vệ tinh Trung Quốc trước đây từng phát sóng câu chuyện về gia đình bà Vương ở thủ đô Bắc Kinh. Bà Vương được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư. Điều khiến nhiều người giật mình là 3 người trong gia đình bà trước đó đã qua đời vì căn bệnh này.
"Bố tôi bị ung thư ruột kết, anh trai tôi bị ung thư não, chồng tôi bị ung thư gan, giờ đến lượt tôi mắc ung thư phổi", bà Vương cho hay.
Được biết, các thành viên trong gia đình bà Vương đều duy trì cuộc sống sinh hoạt đều đặn và lành mạnh, không hề có thói xấu gì. Vậy tại sao lại có tới 4 người bị ung thư?
Bà Vương được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Ảnh minh họa
Các bác sĩ đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm phân tích, cuối cùng phát hiện aflatoxin – độc tố gây ung thư mạnh ở trên chiếc thớt gia đình bà Vương thường dùng. Bác sĩ còn phát hiện aflatoxin có cả trên đũa gỗ của gia đình bà.
Bà Vương lúc này cho biết gia đình dùng thớt gỗ, đũa gỗ nhiều năm nhưng không thường xuyên rửa, phơi và thay mới. Nấm mốc từ lâu đã hình thành trên đó.
Aflatoxin lại được Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào loại chất gây ung thư loại 1. Chất này không mùi, không màu, không vị, có độc tính gấp 68 lần asen, 10 lần kali xyanua. 1mg aflatoxin đã có thể gây ung thư, còn 20mg chất này sẽ trực tiếp dẫn đến tử vong.
Các phương pháp chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này. Nguyên nhân là vì nhiệt độ có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C. Độc tố này dễ dàng ẩn trong các khu vực sinh hoạt như nhà bếp, phòng tắm.
Bệnh nhân ngộ độc aflatoxin sẽ có các triệu chứng viêm gan như nôn mửa, chán ăn, sốt, trường hợp nặng có thể bị ung thư gan.
Nhân trường hợp của gia đình bà Vương, bác sĩ cảnh báo mọi người nên lập tức vứt bỏ 5 thứ sau:
Đũa mốc
Đũa tre, gỗ khi được sử dụng để ăn các thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao dễ sinh ra nấm mốc. Việc không phơi khô đũa gỗ sau khi rửa hoặc để đũa trong môi trường ẩm ướt cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Các chuyên gia sau khi quan sát qua kính hiển vi cho biết, đũa càng dùng lâu thì chứa càng nhiều vi khuẩn. Bạn tốt nhất nên thay mới đũa tre, gỗ 3 – 6 tháng/lần. Đũa bị đổi màu cũng nên thay càng sớm càng tối vì nấm mốc rất có thể đã nhiễm độc tố aflatoxin.
Thớt sử dụng lâu
Trong quá trình bạn băm, chặt thức ăn, một hỗn hợp các loại thực phẩm li ti bám vào bề mặt thớt. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảnh vụ đó sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm, thậm chí chất gây ung thư.
Thớt nên được thay mới từ 6 tháng đến 1 năm một lần. Ảnh minh họa
Bạn không nên dùng thớt quá lâu, nên thay mới 6 – 12 tháng/lần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng 2 chiếc thớt riêng biệt cho đồ sống và đồ chín. Sau khi sử dụng xong, bạn nên treo thớt ở nơi thoáng gió, không cất tại các khu vực tối, ẩm thấp để tránh vi khuẩn sinh sôi.
Đồ nhựa dùng 1 lần
Thói quen tái sử dụng các loại hộp, chai nhựa chứa thực phẩm để đựng đồ ăn vô cùng nguy hiểm. Các sản phẩm này có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất và dễ ngấm vào thức ăn. Hóa chất đi vào cơ thể và tích tụ lâu ngày sẽ dễ dẫn đến ung thư.
Bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không tái sử dụng các sản phẩm từ nhựa không chuyên dùng để tích trữ thực phẩm.
Bạn không nên tái sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Ảnh minh họa
Giấy bạc nướng thức ăn
Các kim loại nhôm được tìm thấy trong các loại giấy bạc. Nếu chúng ta sử dụng giấy bạc để chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao không đúng cách, nhôm có khả năng sẽ ngấm vào thực phẩm.
Đối với những thực phẩm chứa nhiều axit như trái cây có vị chua. Axit trong đồ ăn phản ứng với nhôm ăn mòn giấy bạc ngấm vào thức ăn. Người ăn vào thường xuyên có thể bị Parkinson's, Alzheimer hay các bệnh rối loạn não nghiêm trọng khác, thậm chí ung thư.
Các loại hạt đã lên men, nấm mốc, bị đắng
Vị đắng của các loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương hay hạt điều là aflatoxin được tạo ra trong quá trình nấm mốc. Do đó, bạn nên nhổ ra rồi súc miệng ngay nếu ăn phải những loại hạt có vị đắng, lên men và nấm mốc. Việc thường xuyên ăn nhứng loại hạt như vậy sẽ gia tăng nguy cơ ung thư gan.
Đinh Kim (T/h)