Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gan nhiễm mỡ: Y học cổ truyền "ra tay"

(DS&PL) -

Theo y học cổ truyền, gan nhiễm mỡ thuộc về loại tích tụ và đàm ứ. Nguyên nhân chính do ăn uống không điều độ, tinh thần không thư thái, rượu chè quá mức.

Theo y học cổ truyền, gan nhiễm mỡ thuộc về loại tích tụ và đàm ứ. Nguyên nhân chính do ăn uống không điều độ, tinh thần không thư thái, rượu chè quá mức.

Bức ảnh so sánh gan khỏe mạnh và gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý hay gặp trong xã hội hiện đại và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi lượng mỡ ở gan đạt 5% khối lượng cơ thể, bệnh nhân sẽ được đánh giá là mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Để chữa trị, y học cổ truyền chia ra các thể lâm sàng của bệnh gan nhiễm mỡ như sau:

Can khí uất kết, đàm ứ trở lạc


Triệu chứng: Đau tức vùng hạ sườn phải, tức ngực, khó chịu, mệt mỏi, hay thở dài, chán ăn, buồn nôn, và với những thay đổi về cảm xúc tăng hoặc giảm, gan sưng, to, lưỡi đỏ sẫm, rêu nhờn mỏng, xung mỹ bí ẩn.

Pháp điều trị: Sơ can lý khí hóa đàm.

Bài thuốc: Sài hồ sơ can thang gia vị: Sài hồ 12g, chỉ xác 8g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, hương phụ 8g, thanh bì 8g, phục linh 12g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thấp nhiệt trở trệ
Triệu chứng: Hạ sườn phải trướng đầy khó chịu, miệng khô họng đắng, da vàng hoặc sạm, mắt khô, nước tiểu vàng, lượng ít, ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ,.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, nhuận gan giải uất.

Bài thuốc: Đại sài hồ thang: Chỉ thực 12g, sài hồ 8g, hoàng cầm 8g, bạch thược 12g, đại hoàng 3g, bán hạ chế 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Các vị trong bài thuốc Đại sài hồ thang thanh nhiệt lợi thấp, nhuận gan giải uất.

Đàm thấp trở trệ
Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đầy chướng, da sạm, tối, cơ thể nặng nề chậm chạp, đau nhói vùng gan, người mệt mỏi, sờ gan ở bờ sườn phải có thể phát hiện gan to, làm cả vùng bụng căng đầy.

Pháp điều trị: Hóa đàm, hoạt huyết, thông kinh lạc.

Bài thuốc: Nhị trần thang hợp Bình vị tán: Thương truật 12g, cam thảo (sao) 4g, hậu phác 12g, trần bì 8g, bạch linh 16g, bán hạ chế 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tỳ hư thấp trệ
Triệu chứng: Thể trạng bệu, hay mệt, đoản khí hay ra mồ hôi, ăn kém, đại tiện nát, chất lưỡi nhợt bệu, mạch hư nhược.

Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí, táo thấp hóa trọc.

Bài thuốc: Sâm linh bạch truật thang: Đẳng sâm 12g, hoài sơn 12g, bạch truật 16g, phục linh 12g, ý dĩ nhân 12g, biển đậu 12g, liên nhục 12g, cát cánh 8g, sa nhân 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can tỳ lưỡng hư
Triệu chứng: Đau âm ỉ ở vùng hạ sườn phải, bụng đầy trướng, đại tiện phân không thành khuôn, người mệt mỏi, váng đầu, bụng lạnh, ăn uống rất kém, chân tay không có lực.

Pháp điều trị: Ôn bổ tỳ dương, dưỡng can lý khí.

Bài thuốc: Hoàng kì 10g, bạch truật 12g, hậu phác 12g, đương quy 12g, bán hạ chế 12g, sinh khương 3 lát, bạch thược 12g, sài hồ 10g, chích cam thảo 4g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Khí trệ huyết ứ
Triệu chứng: Hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường, viêm gan mạn tính hoặc có thể chất âm hư hỏa vượng, đau tức hạ sườn, ấn đau, ăn kém mệt mỏi, lưỡi tím kèm ban xuất huyết, rêu trắng mỏng, mạch tế sáp.

Pháp điều trị: Nhu can lý khí, hoạt huyết hóa ứ.

Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang: Đương qui 12g, đào nhân 12g, chỉ xác 8g, sài hồ 8g, cát cánh 8g, ngưu tất 12g, sinh đại hoàng 6g, hồng hoa 8g, xích thược 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, tăng cường ăn rau xanh, đậu, chú ý dùng các loại rau quả có vị chua. Theo đông y vị chua cải thiện được chức năng gan mật, tăng tiết dịch mật, tốt cho tiêu hóa.

Những thứ cần kiêng đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Một số loại thực vật tốt cho người bị gan nhiễm mỡ như: Táo mèo, yến mạch, ngô, tảo bẹ, tỏi, hành tây, táo tây, khoai lang, cà rốt, quả sung.

Những thực phẩm tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ.

PGS.TS.BSCKII. Dương Trọng Nghĩa/Sức khỏe đời sống.

Tin nổi bật