Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

[E] Hành lý đặc biệt của những hướng dẫn viên du lịch đón xuân bên trời Âu

(DS&PL) -

Trước khi chia tay người thân đi dẫn tour Tết, ngoài tư trang cá nhân, mỗi hướng dẫn viên đều mang theo “hành lý” đặc biệt được cất kĩ trong tim.

$Title <% include MetaTags %>

Mộc Miên

Những năm gần đây, xu hướng đi du lịch vào dịp Tết Nguyên đán đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những điểm đến trong nước vốn được yêu thích như Hà Nội, Đà Nẵng, miền Tây,… du khách đã chọn các hành trình bay thẳng đến các quốc gia châu Á, châu Âu để du xuân.

Vào thời điểm mà mọi người quây quần bên nhau, nhà nhà người người chuẩn bị đón Giao thừa thì những dẫn viên du lịch vẫn phải đảm nhận tour, theo chân du khách trong những hành trình đầu năm.

Anh Phạm Tiến Dũng (có hơn 20 năm kinh nghiệm làm hướng dẫn viên, hiện công tác tại công ty Vietravel) cho biết: “Giai đoạn Tết, khối lượng công việc, số lượng tour sẽ cao hơn hẳn ngày thường, có thể gấp đôi. Trong khi đó, số lượng nhân lực của công ty thì có giới hạn nên nếu mình từ chối các tour đợt này thì sẽ gây khó khăn cho việc điều hành”.

Việc phải đón Tết ở một nơi xa giờ đây đã trở nên quen thuộc với anh Dũng và các đồng nghiệp. Trong hơn 10 năm công tác tại Vietravel, chỉ duy nhất năm 2018 anh Dũng được ở nhà đón Tết bên gia đình.

“Việc xa nhà vào ngày Tết là điều không ai muốn cả. Tuy nhiên, vì trách nhiệm với công việc, cũng như đam mê với nghề, những hướng dẫn viên như mình luôn mong các đoàn khách sẽ có được một chuyến đi suôn sẻ và nhiều kỷ niệm đẹp”, nam hướng dẫn viên chia sẻ

Nhớ lại lần đầu tiên phải dẫn tour xuyên Tết, anh Dũng bồi hồi kể: “Dù đã xác định tinh thần nhưng tôi vẫn thấy buồn, chông chênh và nhớ gia đình. Trước khi đi, tôi cũng phải động viên bố mẹ rất nhiều. Rồi cả những Tết năm sau cho tới tận bây giờ, cái cảm giác buồn buồn tủi tủi vẫn không hết được. Không tủi sao được khi không khí Tết tràn ngập khắp phố phường, mọi người ở nhà đang đun bánh chưng thì mình xách vali đi.

Đặc biệt, hành khách trong những chuyến đi xuyên Tết thường là các cặp đôi, hoặc nhóm 5,6 người trong một gia đình đi cùng với nhau. Nhìn mọi người hành phúc bên nhau, trong lòng tôi lại càng dâng lên cảm giác cô đơn hụt hẫng. Có những buổi tối sau khi kết thúc công việc, một mình tôi đi bộ lang thang ở bên ngoài khách sạn, thấy bản thân lạc lõng giữa một quốc gia khác”.

Cùng chung câu chuyện, anh Lê Chiêu Hoàng (hướng dẫn viên gắn bó 19 với Vietravel) chia sẻ: “Mỗi lần đi xuyên Tết là một lần áy náy với gia đình. Những năm đầu tiên, bố mẹ mình chạnh lòng và có những câu nói làm mình phải suy nghĩ như ‘Sao con không ở nhà? Đi làm cả đời, Tết là phải ở nhà với gia đình’. Bạn bè, anh chị em tới chơi cũng hỏi ‘Hoàng đi đâu, năm nay có về ăn Tết không?’. Lúc đó mình cũng chỉ biết động viên mọi người rằng phải xác định đây là cái nghiệp, mình đi làm ngày hôm nay mới có công việc của ngày mai. Mình đi làm ngày Tết thì anh em bạn bè khác sẽ có cơ hội sum vầy bên gia đình. Sau này, khi mình ổn định, sẽ có những anh em khác thay thế mình”.

Còn với anh Phạm Văn Điện (10 năm làm việc tại Vietravel) chia sẻ, có những năm, giao thừa tới gần cũng là lúc anh xách vali đưa khách ra sân bay và bắt đầu đón Tết ở nơi xa. Cái cảm giác ở nhà là xuân, là gia đình, còn mình thì bay trên trời, bên cạnh là những người lạ khiến anh hụt hẫng, tiếc nuối vô cùng.

“Nói ra thì hơi đau lòng nhưng sau khi mình thường xuyên vắng nhà, mọi người gần như không tính mình vào các công việc ngày Tết nữa. Bởi lẽ bản thân mình hầu như không giúp được gì. Lúc mình đi thì chưa Tết mà lúc mình về thì mọi người đã đi chơi xong hết rồi. Mẹ mình nhiều khi nói đùa vu vơ rằng ‘Giờ vắng mặt mà cả nhà không coi con là thành viên nữa thì con có về không?’”, anh Điện trải lòng.

Khi du lịch dịp Tết ngày càng ‘lên ngôi’ thì những hướng dẫn viên như anh Dũng, anh Hoàng, anh Điện càng bận rộn hơn bao giờ hết.

“Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi là cách đây khoảng 5 năm, tôi dẫn một đoàn khách đi Dubai. Lúc tôi vừa làm thủ tục check in xong xuôi cho mọi người, chuẩn bị lên máy bay, thì các bạn nhân viên dưới mặt đất nói rằng: ‘Anh ơi, anh cho khách vào luôn đi để bọn em xem bắn pháo hoa’. Vậy là vào đúng khoảnh khắc giao thừa thì tôi đang trong lồng ống để lên máy bay. Trong khi mọi người đang mải mê ngắm pháo hoa thì tôi cứ lủi thủi đưa khách lên. Cảm xúc lúc đó thực sự rất đặc biệt”, anh Dũng hồi tưởng lại.

Biết chọn nghề là phải hy sinh, chấp nhận đón Tết xa nhà nên những ngày giáp Tết, các hướng dẫn viên luôn tìm cách để quây quần bên gia đình trước khi lên đường đi tour. “Bố tôi hay trăn trở khi con thường xuyên vắng nhà ngày Tết. Tuy nhiên, tôi luôn cố gắng về thăm gia đình một tuần trước khi đi tour, đưa hai con về quê thăm ông bà, gói bánh chưng, sửa soạn, cảm nhận không khí ngày Tết. Bố mẹ tôi cũng hơn 80 tuổi rồi, phận làm con chỉ muốn làm được những điều tốt nhất có thể”, anh Dũng nói.

Nghề hướng dẫn viên được ví như “làm dâu trăm họ”, khi phải chăm sóc, phục vụ nhiều người một lúc, với mỗi cá nhân lại có tính cách, nhu cầu khác nhau.

Khi phải đi tour xuyên Tết, người hướng dẫn viên sẽ phải tạm gác nỗi niềm riêng, hoàn thành công việc của một người "truyền cảm hứng", mang đến những trải nghiệm đáng nhớ. Bởi sau một năm bận rộn, đây chính là thời gian gia đình khách hàng được sum vầy bên nhau. Tour diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, khách vui thì chuyến đi đầu năm mới thành công.

Thông thường mọi người nghĩ về nghề hướng dẫn được vi vu, ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà hàng, khách sạn xịn nhưng mọi thứ đều là sự đánh đổi.

“Nhiều người nói làm hướng dẫn viên sướng được đi đây đi đó nhưng tâm lý giữa việc đi chơi với đi làm hoàn toàn khác nhau. Với bản thân tôi, yếu tố an toàn và trải nghiệm của du khách luôn đươc đặt lên hàng đầu. Ở nước ngoài, chỉ cần sơ xảy một chút có thể dẫn tới nhiều yếu tố phát sinh. Do đó, vai trò trách nhiệm của mình lúc này rất cao. Làm người hướng dẫn, bạn chỉ cần lơ là ra một chút thôi là xảy ra chuyện”, anh Dũng cho biết.

Khi đưa đoàn khách đông người ra nước ngoài, khối lượng công việc và trách nhiệm của hướng dẫn viên càng lớn hơn. Không chỉ đòi hỏi khả năng bao quát, sắp xếp công việc một cách khoa học, người hướng dẫn viên còn phải khéo léo trong giao tiếp, có khả năng ứng biến linh hoạt, có khả năng lường trước những tình huống sẽ xảy ra và dung hòa được mọi mối quan hệ. Việc tạo nên một không khí thân mật, cởi mở và chân tình giữa các đoàn khách khi đi tour ghép - đối tượng chính của các đoàn outbound là rất cần thiết, bởi nếu không, tour đó có thể bị ‘bể’ bất cứ lúc nào.

“Trải nghiệm quý giá mà mình có được trong những chuyến đi này là giây phút đón Tết xa nhà với những người khách trước lạ sau thân, là lúc mọi người quây quần chia nhau miếng bánh chưng xanh thơm hương đỗ hay khoanh giò lụa trắng, cảm nhận hương vị Tết quê nhà ở nơi đất khách… Khi không còn bị ràng buộc bởi những phong tục truyền thống, mỗi người có thể cảm nhận cái Tết theo cách riêng của mình, qua đó cảm nhận rõ hơn những giá trị quý báu mà Tết cổ truyền mang lại”, anh Hoàng chia sẻ.

Nhắn nhủ với thế hệ trẻ đang học hoặc có ý định theo nghề hướng dẫn viên, anh Điện nói: “Để theo được nghề hướng dẫn viên cần phải có đam mê. Sau đó là phải nghiêm túc với việc làm nghề của mình. Nhiều người mang tư tưởng đứng núi này trông núi nọ, rằng không làm cái này có thể làm nghề khác. Thế nhưng khi mà bạn có sự nghiêm túc với nghề thì bạn mới có sự đầu tư. Đầu tư ở đây là gì? Đầu tư ở đây là về kỹ năng, về kiến thức này và rất nhiều các cái yếu tố khác nữa. Phải hoàn thiện tất cả những điều đó thì mới có thể tự tin đi đến tất cả mọi nơi, dẫn mọi đoàn khách”.

Nội dung: Mộc Miên

Thiết kế: Quốc Việt

DOISONGPHAPLUAT.COM |

<% include googleAnalystic %>

Tin nổi bật