Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự thảo: Tung tin đồn chứng khoán có thể bị phạt 3 tỷ đồng

(DS&PL) -

Cá nhân, tổ chức nêu quan điểm về chứng khoán, tổ chức phát hành nhằm gây ảnh hưởng giá có thể bị phạt 2-3 tỷ đồng.

Cá nhân, tổ chức nêu quan điểm về chứng khoán, tổ chức phát hành nhằm gây ảnh hưởng giá có thể bị phạt 2-3 tỷ đồng.

Vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán có thể bị phạt tới 3 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) vừa công bố dự thảo lần thứ hai về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.

Hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng. Đây là mức phạt áp dụng đối với tổ chức; nếu cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai (1/2) mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

Riêng đối với vi phạm thao túng thị trường chứng khoán, mức phạt dao động 2-3 tỷ đồng trong trường hợp không có khoản thu trái pháp luật. Nếu có khoản thu nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đối tượng vi phạm bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt tiền gấp 10 lần khoản thu đó.

Ngoài việc buộc nộp lại khoản thu bất chính, đối tượng vi phạm còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán 12-24 tháng đối với hành vi thao túng.

Trước đó, tháng 6/2020, Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, việc xây dựng Luật Chứng khoán nhằm hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý, bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững, an toàn của thị trường chứng khoán, đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

Thao túng, theo nghị định, là sử dụng một hoặc nhiều tài khoản hoặc thông đồng với người khác liên tục mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả. Việc đặt lệnh mua bán cùng loại chứng khoán trong ngày mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu, hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong một nhóm thông đồng với nhau cũng được xem là thao túng.

Nghị định còn liệt kê thêm 4 hành vi khác là dấu hiệu của việc thao túng, trong đó có đưa ra ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về chứng khoán hoặc tổ chức phát hành nhằm gây ảnh hưởng đến giá sau khi đã giao dịch.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật