Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điểm chuẩn 2018 giảm mạnh có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo?

(DS&PL) -

Hiện tại các trường ĐH trong cả nước đã công bố điểm chuẩn 2018, theo đó điểm chuẩn năm nay giảm mạnh so với 2017. Như vậy liệu có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo?

Hiện tại các trường ĐH trong cả nước đã công bố điểm chuẩn 2018, theo đó điểm chuẩn năm nay giảm mạnh so với 2017. Như vậy liệu có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo?

Điểm chuẩn ĐH 2018 giảm mạnh

Đến 17h chiều ngày 6/8, các trường ĐH đã đồng loạt công bố điểm chuẩn năm 2018. Theo đánh giá điểm chuẩn năm nay, nhìn chung tất cả các trường ĐH đều giảm so với 2017.

Trong đó, nhiều trường ĐH top đầu thậm chí còn giảm mạnh, như ĐH Y Hà Nội, trong đó chuyên ngành Y đa khoa giảm tới 4,5 điểm (24,75 so với 29,25 năm 2017).

ĐH Y Dược Thái Bình đều giảm từ 4-5 điểm so với năm 2017. Cụ thể, ngành Y đa khoa có mức điểm chuẩn là 22,7 (năm 2017 là 27,5 điểm). Đặc biệt, học viện Quân y năm 2018 đối với thí sinh xét tuyển bằng khối A00 giảm gần 9 điểm so với năm 2017.

Đến chiều ngày 6/8, các thí sinh xét tuyển ĐH đã biết điểm chuẩn 2018.

Học viện An ninh Nhân dân xét tuyển khối CO3, đối với nữ giảm từ 30,5 xuống 25,8 điểm (giảm 4,7 điểm).

Tại khu vực phía Nam, ĐH Y dược TP.HCM giảm 4,3 điểm (24,95 so với 29,25). Đại học An ninh Nhân dân khu vực phía Nam, đối với nữ tổ hợp khối A01 giảm (24,3 so với 28,5 điểm năm 2017).

Trong khi đó, nhiều trường ĐH công bố mức điểm trúng tuyển là 14 điểm, đúng bằng mức chuẩn điểm sàn ĐH những năm về trước.

Điểm giảm không ảnh hưởng đến đào tạo

Đánh giá về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Phó hiệu trưởng đại học Y Hà Nội nhận định: “Đề thi năm nay khó hơn 2017 cộng với điểm ưu tiên cũng giảm hơn nên việc giảm điểm chuẩn là điều bình thường. Việc giảm điểm năm nay là tình hình chung nên không ảnh hưởng tới chất lượng thí sinh. Chất lượng chỉ bị ảnh hưởng nếu như có những thí sinh gian lận".

Đồng quan điểm với nhận định trên, PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng: “Theo phổ điểm chung năm nay, điểm chuẩn vào các trường ĐH top trên hay dưới đều giảm so với năm ngoái. Ban đầu có thông tin về một số trường ĐH giảm điểm chuẩn xuống 11 điểm thì quá thấp, ngưỡng điểm này rất khó đảm bảo chất lượng đào tạo”.

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng đại học Y Hà Nội.

"Tuy nhiên với mức điểm trúng tuyển ngưỡng 14 đến 15 điểm như hiện giờ không thể coi là thấp. Các em điểm cao có những phẩm chất nhất định, tuy nhiên điểm số chỉ phản ánh một phần năng lực của sinh viên sau khi vào ĐH. Vì vậy, tùy theo từng ngành, từng trường và khối học… mà các trường lựa chọn một ngưỡng điểm tuyển phù hợp”, ông Tớp thông tin.

Trong khi đó, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: "Hiện nay ở nước ta vẫn còn tâm lý cứ vào được ĐH là có thể yên tâm, học xong ra trường. Bởi vậy tỷ lệ thất nghiệp vì thế còn cao.

Với mức điểm 14 hay 20 có thể đỗ ĐH không nói lên nhiều điều. Bố mẹ phải hiểu con cái, các em phải tự hiểu mình, năng lực mình đến đâu, đam mê của mình là gì...? để lựa chọn được nghề phù hợp.

"Người xưa có câu "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” bản thân các em nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định học trường nào, ngành nào, hay đi học nghề. Không nhất thiết là học ĐH mới có thể thành công", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ ra lời khuyên.

Với các trường ĐH ông Nhĩ cho rằng, các trường ĐH thực sự phải quan tâm đến chất lượng đào tạo. Ông nói: "Bản thân lãnh đạo mỗi trường ĐH phải thực sự chú ý tới chất lượng đào tạo sinh viên, sinh viên ra trường có việc làm, đóng góp cho xã hội, đó mới là thước đo cho các trường ĐH. Chỉ chú ý tuyển sinh trước mắt mà không chú ý đến đào tạo thì gây hại rất lớn cho xã hội và sau đó là chính là các trường, sinh viên trường đó ra trường thất nghiệp thì sau đó trường khó mà tuyển sinh".

Đặng Thủy – Công Luân

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật