Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dịch chồng dịch ở Ấn Độ, số ca nhiễm nấm đen tăng chóng mặt

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Ấn Độ tiếp tục đối mặt với hiểm họa nấm đen, khi nước này đã ghi nhận tổng cộng 12.000 ca bệnh cho tới thời điểm hiện tại.

Bệnh nhân nấm đen ngồi trên xe lăn trong bệnh viện ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AP

Khi làn sóng lây nhiễm COVID-19 bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt, Ấn Độ tiếp tục đối mặt với hiểm họa nấm đen, nước này đã ghi nhận tổng cộng 12.000 ca bệnh cho tới thời điểm hiện tại. Nhiều bang ở Ấn Độ đã tuyên bố đây là bệnh dịch.

Các nhà khoa học giải thích rằng bệnh mucormycosis (nấm đen) là do bào tử nấm mốc gây ra. Chúng thường tấn công những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và các bệnh lý tiềm ẩn. 

Những bào tử nhỏ bé này tồn tại trong môi trường và khi hít vào hệ hô hấp, chúng sẽ gây tổn thương xoang, não hoặc phổi, có thể dẫn đến đau đầu dai dẳng hoặc sưng ở một bên mặt.

Tình trạng nhiễm nấm đen này cần được phát hiện sớm và điều trị bằng thuốc ngay lập tức, vì việc trì hoãn điều trị sẽ làm tăng nguy cơ người bệnh phải cắt cụt các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi loài nấm này.

Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho thấy bệnh Mucormycosis có tỉ lệ tử vong là 54%, có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh và các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.

Căn bệnh này không lây, có nghĩa là nó không thể lây lan thông qua tiếp xúc giữa người hoặc động vật. Nhưng nó lây lan từ các bào tử nấm có trong không khí hoặc trong môi trường, và hầu như không thể tránh khỏi.

AmBisome là thuốc duy nhất có thể dùng để trị liệu nấm đen. Theo phác đồ điều trị thông thường, một bệnh nhân nấm đen sẽ cần 5-7 liều AmBisome mỗi ngày trong vòng 42 ngày. Trung bình, mỗi bệnh nhân cần khoảng 250 liều AmBisome trong toàn bộ quá trình điều trị.

Với 12.000 bệnh nhân hiện tại, Ấn Độ cần trung bình 72.000 liều AmBisome/ngày và lượng thuốc dự trữ của nước này gần như đã cạn kiệt.

Căn bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường và các tình trạng tổn thương hệ thống miễn dịch. Các chuyên gia cho rằng việc lạm dụng một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch trong suốt thời kỳ COVID-19 có thể đã làm gia tăng các ca nhiễm ''nấm đen''.

Nấm có thể phát triển mọi nơi dưới dạng mốc. Ở những nước nhiệt đới độ ẩm cao, nấm có xu hướng sinh sôi mạnh. Các đợt bùng phát nấm đen hiện nay ở Ấn Độ cũng có thể là do nước này đang ở thời điểm mùa hè nóng ẩm.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật