Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt ở khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc: Nguyên nhân khiến nhiều binh sĩ tử vong sau đụng độ

(DS&PL) -

Nhà sử gia người Anh Neville Maxwell đã mô tả khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc là vùng đất "hoang vu, không gì phát triển nổi và không ai sống tại đây".

Nhà sử gia người Anh Neville Maxwell đã mô tả khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc là vùng đất "hoang vu, không gì phát triển nổi và không ai sống tại đây".

Đường kiểm soát thực tế (Line of Actual Control (LAC)) là đường ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát. 

Biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ được chia làm ba phần: phía đông (90.000 km2 ở Arunachal), vùng giữa (gần Nepal) và phía tây (33.000 km2 ở Aksai Chin / Ladakh).

Như đã đưa tin, căng thẳng giữa hai quốc gia đã leo thang, sau khi binh lính hai nước đụng độ tại thung lũng Galwan, gần với Aksai Chin, vào đêm 15/6. Quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng. Hai bên đã cáo buộc lẫn nhau không giữ cam kết tôn trọng Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC). 

Thuộc dãy Himalaya, Aksai Chin nằm ở độ cao 4.200m so với mực nước biển. Nhà sử gia người Anh Neville Maxwell đã mô tả rằng đây là vùng đất "hoang vu, không gì phát triển nổi và không ai sống tại đây".

Địa hình và khí hậu vùng núi cao là những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến sinh hoạt và cuộc sống của binh sĩ hai bên Trung-Ấn gặp vô vàn khó khăn.

Độ cao này và nhiệt độ ở mức đóng băng có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của một số binh sĩ vào ngày 15/6 vừa qua. Ban đầu, quân đội Ấn Độ xác nhận có 3 trường hợp tử vong, nhưng sau đó nói rằng 17 người khác "đã không chịu nổi nhiệt độ âm ở vùng núi cao" và đã tử vong do các vết thương.

Những điều kiện thời tiết vào mùa đông - bao gồm cái lạnh thấu xương và tuyết rơi dày - có thể khiến hầu hết khu vực này không thể tiếp cận được bằng các phương tiện và làm khả năng đi lại trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Thậm chí kể cả trong mùa hè, khi thời tiết trở nên tốt hơn, thì cao độ, khí hậu và nhiệt độ tại đây cũng gây ra vô số khó khăn cho việc điều binh và cung cấp tiếp tế cho binh sĩ.

Milliff, chuyên gia MIT, nhận xét. "Các binh sĩ cần phải mất nhiều ngày để làm quen với độ cao trên 2.400 mét trong khi các đợt viện binh sẽ tới chậm hơn so với tốc độ sử dụng phương tiện đi lại thông thường".

Việc đi thẳng lên vùng núi cao sẽ mang lại nhiều nguy cơ sức khỏe, bao gồm các triệu chứng về phổi và não, đối với ngay cả những binh sĩ trẻ.

"Vùng này không bằng phẳng như vùng trung tâm châu Âu, cũng khó có thể sử dụng xe tăng như các vùng sa mạc ở Iraq và dọc vùng biên giới giữa phía tây Ấn Độ và phía nam Pakistan", ông Milliff nói. 

Địa điểm xảy ra vụ xô xát mới đây nhất - Thung lũng Galwan - là một vùng cao nguyên có độ cao tương đối thấp, do đó các lực lượng quân đội có thể di chuyển tại đây dễ dàng hơn. Đây cũng là nơi xảy ra vụ xô xát dẫn tới cuộc chiến tranh năm 1962.

Tuy nhiên đều bị ảnh hưởng khi hoạt động tại đây. Động cơ diesel sẽ khó khởi động, máy bay trực thăng buộc phải giảm tải trọng hoạt động trong khi số lượng nhu yếu phẩm cần thiết cho binh sĩ lại cao hơn nhiều so với ở môi trường bình thường. 


Thậm chí, việc sử dụng súng cũng khó khăn hơn nhiều khi các loại pháo và súng phải được tinh chỉnh để phù hợp với thời tiết.

Mộc Miên (Theo ctvnews.ca)

Ảnh: Getty, AP, Indianexpress

Tin nổi bật