Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đi nhờ xe của người lạ, thiếu nữ phải sống trong quan tài suốt 7 năm trời

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Câu chuyện về những năm tháng đầy ác mộng của nạn nhân sau đó cũng đã được chuyển thể thành bộ phim Girl In The Box (Cô Gái Bên Trong Chiếc Hộp) được công chiếu vào năm 2016.

Khởi nguồn của bị kịch

Tháng 5/1977, Colleen Stan (khi ấy mới 20 tuổi) đã quyết định ngồi nhờ xe của một cặp vợ chồng trẻ Cameron Hooker (23 tuổi) và Janice Hooker (19 tuổi) để đến nhà bạn thân ở Northern California (Mỹ) tổ chức sinh nhật.

Cô chấp nhận lên xe vì thấy họ có con nhỏ và có vẻ như đây là một lựa chọn an toàn. Cô gái trẻ thậm chí đã nghĩ bản thân thật may mắn vì gặp được người tốt bụng và thân thiện mà không hề hay biết đó sẽ là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình.

Colleen Stan mới 20 tuổi khi bị bắt cóc. Ảnh: The Mirror

Khoảng nửa giờ sau, Cameron bất ngờ tấp vào một con đường vắng người, kề dao vào cổ Colleen uy hiếp rồi trói chặt cô lại. Tiếp theo, để ngăn con mồi kêu cứu, người đàn ông đã bịt miệng và đội lên đầu cô một chiếc hộp gỗ cách âm tự chế nặng hơn 9kg.

Chiếc xe cuối cùng dừng tại nhà của cặp đôi ở thành phố Red Bluff, bang California (Mỹ). Cameron sau đó đưa thiếu nữ xuống xe, dùng xích treo cô lên xà nhà của tầng hầm trong tình trạng khỏa thân rồi tiến hành đánh đập và cưỡng bức.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu cho 7 năm sống không bằng chết của cô gái 20 tuổi. Vợ chồng nhà Hookers ngay sau đó đã đem theo cô chuyển tới sống nhà ở vùng đất hiểu lánh hẻo lánh. Tại đây, Cameron đóng một chiếc hộp gỗ hình quan tài để nhốt nạn nhân và đặt dưới gầm giường của mình.

Cuộc sống trong quan tài

Cô phải ở trong chiếc hộp chật hẹp ấy 23 giờ một ngày, không được cung cấp đồ ăn thức uống, không được phép tạo ra tiếng động và chỉ được đưa ra ngoài vào ban đêm để tra tấn và cưỡng bức với đủ thứ vật dụng kì quái do kẻ bắt cóc tự tạo ra.

Cameron cũng cố tẩy não nạn nhân rằng mình là thành viên của một tổ chức bí ẩn có tên "The Company" và họ sẽ làm hại gia đình cô nếu còn tìm cách chạy trốn. Chiêu này đã thành công khiến Colleen đồng ý ký vào bản hợp đồng nô lệ với cái tên mới là "K".

Theo đó, cô phải gọi phải gọi Cameron là "ông chủ", Janice là "bà chủ" và phải làm bất cứ điều gì được yêu cầu từ nô lệ tình dục cho đến những việc trần tục hơn như làm việc nhà hay chăm sóc con cái của cặp vợ chồng.

Nhiều năm trôi qua, cô dần được ra ngoài nhiều hơn tuy nhiên do quá sợ cộng với việc bản thân đã gần như mặc định đây chính là cuộc sống của mình nên cô vẫn không chạy trốn. Năm 1981, nạn nhân thậm chí còn được phép về thăm gia đình một mình, nhưng điều kì là sau đó cô lại từ bỏ gia đình trở về và sống cùng kẻ ác như chưa có chuyện gì xảy ra.

Những đồ vật mà kẻ bắt cóc dùng để giam giữ Colleen Stan. Ảnh: The Mirror

Giải thoát

Bước ngoặt của vụ án xảy ra vào năm 1984 khi Cameron nói với vợ mình rằng muốn lấy Colleen làm vợ hai và sẽ thu nạp thêm nhiều nữ nô lệ khác. Điều này khến Janice vô cùng buồn bã và thất vọng. Đến tháng 8/1984 bà mẹ hai con đã quyết định trả lại tự do cho Collen tạo một trạm xe buýt sau đó bỏ đi cùng các con.

Vậy nhưng, sau một thời gian dài bị bắt cóc cô gái trẻ lại không đến báo án mà kiên nhẫn liên lạc với Cameron mong anh ta sẽ đi tự thú.Cuối cùng người vợ bất hạnh mới chính là người tố cáo và đứng ra làm chứng chống lại chồng trước tòa.

Người phụ nữ thừa nhận bản thân cũng từng bị tấn công tình dục và bạo hành từ năm 15 tuổi khi kết với Cameron vì vậy đã ký thỏa thuận cho phép chồng bắt những cô gái khác thế chỗ mình để thỏa mãn ham muốn tình dục lệch lạc của chồng.

Trước đó vào tháng 1/1976, hắn ta cũng đã từng bắt cóc, tra tấn và sát hại một cô gái trẻ khác tên Marie Elizabeth Spannhake. Colleen chính là nạn nhân thứ hai của kế hoạch.

Sự thật bại lộ, Cameron bị kết án 104 năm tù giam bắt cóc, tra tấn và cưỡng hiếp. Janice mặc dù đã giúp đỡ chồng bắt cóc và hành hạ Colleen nhưng do cô cũng chỉ là một nạn nhân bị gã thao túng từ khi còn nhỏ nên cuối cùng không bị kết tội.

Colleen sau khi được tự do đã đổi tên, đi học lại và có bằng kế toán nhưng cũng đã phải trải qua một loạt các cuộc hôn nhân thất bại do quá khứ bất hạnh ccủa mình.

Ở tuổi 62, bà chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với People rằng: “Khi bị giam cầm, cuộc sống của bạn chỉ nằm sau song sắt. Việc lấy lại được tự do giống như cánh cổng mở ra và bạn chỉ cần chạy khỏi đó. Tôi phải chấp nhận mọi thứ đã xảy ra và sẽ không để nó ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại bởi với tôi.”

Phương Uyên (Theo People và The Mirror)

Tin nổi bật