Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đi bắt cá, phát hiện gốc gỗ sưa "khủng" tiền tỷ bị vùi lấp dưới lòng suối ở Quảng Bình

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Trong lúc đi đánh cá, một người dân bất ngờ phát hiện khúc gỗ sưa bị vùi lấp dưới lòng suối thuộc vùng đệm Di sản Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Ngày 18/5, lực lượng kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng tại Quảng Bình thu hồi 3 khúc gỗ sưa do người dân đào dưới lòng suối.

Báo Dân Trí đưa tin, vào tối 17/5, trong lúc đi bắt cá tại ngầm Bến Troóc, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, một người dân bất ngờ phát hiện khúc gỗ sưa bị vùi lấp dưới lòng suối.

 Lực lượng kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng tại Quảng Bình thu hồi 3 khúc gỗ sưa do người dân đào dưới lòng suối. Ảnh: Báo Pháp luật VN

Nguồn tin cho hay, người dân này đã âm thầm đào một phần gỗ lên và bán cho đầu nậu. Thông tin nhanh chóng bị rò rỉ, người phát hiện gỗ sưa vì lo sợ nên "chuyển nhượng" phần gỗ còn lại dưới lòng suối cho một đầu nậu khác. Ít giờ sau đó, một nhóm người đã ra khu vực ngầm Bến Troóc, tiếp tục đào bới nhằm lấy gỗ sưa. Tuy nhiên hoạt động này nhanh chóng bị cơ quan công an và kiểm lâm địa phương phát hiện, yêu cầu dừng toàn bộ.

Theo báo Tuổi Trẻ, gốc sưa này được xác định đã chết từ lâu, gồm 3 khúc với tổng trọng lượng khoảng vài trăm kilôgam. Trong đó có một khúc dài khoảng gần 3m. Đến sáng 18/5, số gỗ sưa trên đã được lực lượng chức năng thu hồi, vận chuyển bằng xe công vụ về trụ sở để tiếp tục xử lý.

Gỗ sưa là loại gỗ tự nhiên quý hiếm. Ảnh: Tiền phong

Được biết, cách đây hơn 10 năm, cũng tại vị trí lòng suối này, người dân đã từng phát hiện một gốc gỗ sưa có đường kính hơn 1m, dài gần 2m. Thời điểm đó gỗ sưa được xem là một trong những loại gỗ có giá trị cực cao nên khúc gỗ nói trên được định giá đến 17 tỷ đồng.

Tuy nhiên sau đó gốc gỗ sưa đã được đưa về trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình.

Gỗ sưa là loại gỗ tự nhiên quý hiếm, còn có tên gọi khác là gỗ huỳnh đàn, trắc thối hay gỗ huê, thuộc nhóm IA theo danh mục thực vật rừng Việt Nam. Cây gỗ sưa không chỉ nổi bật bởi màu sắc và vân gỗ đẹp mà còn có hương thơm đặc trưng, được ví như "vàng xanh" trong giới đồ gỗ mỹ nghệ và phong thủy.

Tin nổi bật