Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề nghị xem xét việc xét nghiệm COVID-19 đối với trẻ em đi máy bay

(DS&PL) -

Bộ GTVT đang phối hợp với bộ Y tế xem xét lại quy định xét nghiệm COVID-19 đối với người chưa tiêm vaccine trước khi lên máy bay.

Theo Tri thức trực tuyến, ngày 20/1, đại diện bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết đã ghi nhận ý kiến kiến nghị, phàn nàn về việc hành khách là trẻ em phải xét nghiệm COVID-19 trước khi lên máy bay. Do đó, Thứ tưởng bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã chỉ đạo các đơn vị làm việc với ngành y tế để có phương án giải quyết vấn đề. 

Cụ thể, đại diện bộ GTVT thông tin: "Chúng tôi sẽ làm việc với bộ Y tế, đề nghị xem xét ban hành hướng dẫn mới về những trường hợp này".

Bộ GTVT đang làm việc để xem xét lại quy định trẻ em phải xét nghiệm trước khi lên máy bay. Ảnh: Báo Tuổi trẻ 

Trước đó, báo Tuổi trẻ thông tin gấp dịp Tết Nguyên đán 2022, bộ GTVT đã có quy định: "Trẻ em dưới 12 tuổi chưa tiêm vắc xin COVID-19, chưa có chứng nhận khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng khi đi máy bay vẫn cần kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành chuyến bay".

Quy định này đã gây ra nhiều khó khăn với các gia đình có con nhỏ. 

Nhận xét về vấn đề trên, BS.CKII Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - cho biết yêu cầu trẻ dưới 12 tuổi phải có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính mới được lên máy bay sẽ giúp công tác phòng lây nhiễm đạt mức an toàn tuyệt đối nhưng không nhất thiết phải có. Ông chỉ ra đến nay đã có nghiên cứu công bố khi người lớn an toàn thì trẻ cũng sẽ an toàn ở mức tương đối.

Đồng thời, bác sĩ Tiến nói thêm: "Trong đợt dịch, trẻ dưới 12 tuổi chủ yếu ở nhà, học trực tuyến, ít đi xa nên nguy cơ trẻ nhiễm rất ít. Điều quan trọng là người lớn phải tuân thủ thông điệp 5K và an toàn thì trẻ cũng sẽ an toàn theo".

Theo bác sĩ Tiến, vệc xét nghiệm ở trẻ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, có thể bị ám ảnh khoảnh khắc này về sau. Đồng thời, trẻ thường có phản xạ tự vệ là gồng mình, la hét, giãy giụa nên dễ làm tổn thương niêm mạc mũi khi nhân viên y tế đang lấy mẫu. Do đó, nhiều người đã có kiến nghị, đề nghị lực lượng chức năng xem xét lại quy định này. 

Minh Hạnh (T/h)

 

Tin nổi bật