Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đầu tư 5.300 tỷ đồng xây cầu Thủ Thiêm 4 dài 2,1km

(DS&PL) -

(ĐSPL) - UBND TP HCM vừa đề nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận cho TP được đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức BT với số vốn 5.300 tỷ đồng.

(ĐSPL) - UBND TP HCM vừa đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận cho TP được đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức BT với số vốn 5.300 tỷ đồng.

Báo Tri thức trực tuyến cho hay, TP HCM vừa có văn bản giải trình gửi Thủ tướng về việc bổ sung đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối từ khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) qua đường Nguyễn Văn Linh (quận 7).

UBND TP HCM đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận và cho phép TP được quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư.

Theo đó, liên danh Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt - Công ty CP đầu tư và phát triển hạ tầng 620 - Công ty CP đầu tư phát triển xây dựng 168 được chọn làm nhà đầu tư, thực hiện dự án theo thẩm quyền được quy định ở luật Đấu thầu.

Vị trí cầu Thủ Thiêm 4. Ảnh: Tri thức trực tuyến.

Báo Trí thức trẻ đưa tin, theo thiết kế, cầu Thủ Thiêm 4 được xây dựng dây văng với chiều dài 2,1km, tĩnh không 80 x 10 m. Phần cầu dẫn trên đường Nguyễn Văn Linh bố trí từ trước nút giao Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2 và 2 nhánh cầu dẫn N1, N2 từ cầu chính phía quận 7 xuống đường Huỳnh Tấn Phát (gần cổng khu chế xuất Tân Thuận).

Theo quy hoạch, sẽ có 5 cây cầu và một hầm chui nối các khu vực khác của TP với khu đô thị Thủ Thiêm. Hiện cầu Thủ Thiêm 1 và hầm vượt sông Sài Gòn (nối quận 2 và quận 1) đã được xây dựng và đưa vào sử dụng.

Đầu năm 2015, cầu Thủ Thiêm 2 được khởi công xây dựng với tổng số vốn gần 3.100 tỷ đồng (hoàn thành vào năm 2018).

Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng đang được đầu tư, thi công xây dựng các hạng mục giao thông, công trình kết nối giao thông.

Nguồn tin này cho biết, theo tin từ chủ đầu tư, dự án cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2019.

Điều 5. Nguyên tắc quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Nghị định Số: 11/2010/NĐ-CP)

1. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao thông vận tải và các quy hoạch khác liên quan.

2. Được lập cho ít nhất 10 năm và định hướng phát triển cho ít nhất 10 năm tiếp theo.

3. Quy hoạch quốc lộ, đường tỉnh đi qua đô thị phải theo đường vành đai ngoài đô thị hoặc xây dựng đường trên cao hoặc đường ngầm.

4. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị phải bảo đảm quỹ đất theo quy định tại Điều 8 Nghị định này và phải có đường gom, cầu vượt, hầm chui tại các vị trí phù hợp để bảo đảm an toàn giao thông.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật