Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dành 16.000 tỷ đồng hỗ trợ lực lượng bám biển

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ngay tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ quyết định việc dành 16.000 tỉ đồng cân đối ngân sách năm 2013 để chi hỗ trợ cảnh sát biển, hỗ trợ các ngư dân bám biển.

(ĐSPL) - Ngay tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ quyết định việc dành 16.000 tỉ đồng cân đối ngân sách năm 2013 để chi hỗ trợ cảnh sát biển, hỗ trợ các ngư dân bám biển.

Trong phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế- xã hội sáng 2/6, trước nhiều ý kiến đại biểu kiến nghị hỗ trợ ngư dân và các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông tin: Quốc hội dự kiến dành 16.000 tỷ đồng cân đối ngân sách năm 2013 để chi hỗ trợ cảnh sát biển, hỗ trợ các ngư dân bám biển. “QH sẽ quyết định ngay tại kỳ họp này”, bà Ngân cho biết, và đề nghị các đại biểu thảo luận thêm về dự kiến này.

Ủng hộ mạnh mẽ và cho rằng việc này là rất cần thiết, ĐB Đỗ Văn Đương cho rằng: “Chúng ta phải nhận thức sâu sắc, sự xâm lấn truyền kiếp của nước láng giềng thật khó thay đổi. Và mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì lòng yêu nước nồng nàn lại kết dân ta thành làn sóng. Sự hung hăng lấn tới của Trung Quốc càng nhiều thì chắc rằng lòng yêu nước càng trỗi dậy mạnh mẽ. Trước tình hình đó, chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt, nâng cao cảnh giác, cảnh giác sâu sắc mang tầm chiến lược, từ trong suy nghĩ đến hành động trên đầy đủ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh”.

Quốc hội dự kiến dành 16.000 tỉ đồng cân đối ngân sách năm 2013 để chi hỗ trợ cảnh sát biển, hỗ trợ các ngư dân bám biển.

Ông Đương đề nghị, trong nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - xã hội tới đây cần có nội dung tăng cường các biện pháp giữ vững chủ quyền, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế.

“Tôi rất đồng ý là cần thiết phải dành 16.000 tỷ đồng, thậm chí nhiều hơn nữa cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư suốt ngày quần thảo với Trung Quốc trên Biển Đông”, ông Đương nói và cho rằng, Chính phủ cần yêu cầu các địa phương tổng rà soát tạm dừng triển khai những dự án chưa thực sự bức xúc, chưa thực sự cần thiết để tập trung nguồn lực, tiềm lực cho quốc phòng và an ninh, tăng cường sức mạnh cho quân đội, công an.

Trước đó, trong ý kiến thảo luận, tất cả các đại biểu đều kiến nghị các giải pháp bảo vệ chủ quyền biển Đông, tăng cường nội lực kinh tế để tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kỳ họp Quốc hội lần này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi Việt Nam đang đứng trước thời cơ kết thúc đàm phán các hiệp định thương mại tự do quan trọng; vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

“Từ đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Việc này được dự báo nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ tác động đáng kể đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do vậy, dưới góc độ kinh tế, Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi mới trong việc duy trì quan hệ thương mại với Trung Quốc đồng thời tăng cường các biện pháp hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường này”, ông Lộc đánh giá.

Theo ông Lộc, từ đòi hỏi trên thì việc tận dụng tốt các cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do với các triển vọng đàm phán thành công giữa Việt Nam và các nước, trong đó có TPP (Hiệp định thương mại đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương) sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu đa dạng hóa thị trường, tránh lệ thuộc vào Trung Quốc. “Như hiện nay, một số nguyên liệu may chúng ta nhập 50- 60\% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc”, ông Lộc dẫn chứng.

Trong khi đó, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa nêu quan điểm: để đáp ứng lâu dài về nhiệm vụ chiến lược chiến lược bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, cần xây dựng thế trận phòng thủ biển đảo, thế trận quốc phòng toàn dân. Trước mắt, cần tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, phương tiện cho các lực lượng chấp pháp trên biển đủ sức đối phó với các nước xâm phạm chủ quyền của Việt Nam; tăng cường hệ thống phòng thủ biển đảo, kết nối đảo gần với đảo xa, tạo thế liên hoàn vững chắc khi có tình huống xảy ra.

Tin nổi bật