Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại dịch nguy hiểm nhất lịch sử từng khiến 2 vị tổng thống Mỹ mắc bệnh cùng thời điểm

(DS&PL) -

Năm 1918, đại dịch cúm Tây Ban Nha đã bùng phát và trở thành đại dịch nguy hiểm nhất thế giới. Trong đó, 2 vị tổng thống Mỹ cũng từng phải chống chọi với căn bệnh này.

Năm 1918, đại dịch cúm Tây Ban Nha đã bùng phát và trở thành đại dịch nguy hiểm nhất thế giới. Trong đó, 2 vị tổng thống Mỹ cũng từng phải chống chọi với căn bệnh này và may mắn sống sót.

COVID-19 không phải dịch bệnh duy nhất từng bùng phát tại Nhà Trắng. Trước đó, năm 1918, sau Thế chiến thứ I, Washington D.C nói riêng và cả thế giới nói chung đã hứng chịu hậu quả nghiêm trọng của đại dịch cúm Tây Ban Nha, đại dịch đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người. 

Dịch bệnh được mang tên cúm Tây Ban Nha không phải bởi chúng bắt nguồn từ quốc gia này mà bởi mức độ ảnh hưởng mà virus cúm đã gây ra tại Madrid. Thời điểm ấy, Tây Ban Nha là quốc gia duy nhất trên thế giới sẵn sàng công bố tình hình dịch bệnh mà không do dự.

Dịch bệnh nghiêm trọng

Ban đầu, virus cúm Tây Ban Nha chủ yếu xuất hiện tại các khu vực chiến hào và đồn trú quân sự trong Thế chiến thứ I. Thời điểm này, chính cuộc chiến tranh thế giới đã tạo điều kiện cho chủng virus này lây lan và bùng phát xuyên biên giới. Tháng 10/1918, Washington D.C đã nhanh chóng trở thành một trong những nơi bùng phát dịch nghiêm trọng. Trước tình hình số ca nhiễm bệnh tăng lên nhanh chóng, chính quyền thành phố đã phải ban hành các biện pháp phòng dịch bao gồm cấm tụ tập đông người nơi công cộng.

Bên trong khu điều trị bệnh nhân cúm Tây ban Nha tại bệnh viện Walter Reed. Ảnh: History

Bên cạnh đó, các bệnh viện và phòng khám được trưng dụng tại khắp nơi, lực lượng nhân viên y tế cũng được huy động tối đa để chăm sóc các bệnh nhân. Tới năm 1919, tình hình đại dịch thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Cả những người trẻ trung và khỏe mạnh nhân cũng trở thành "con mồi" của virus. Điều này đã khiến tuổi thọ trung bình của người Mỹ vào thời điểm ấy giảm 12 năm.

Hơn 675.000 người Mỹ đã chết trong đợt bùng phát chưa từng có. May mắn thay, vào tháng 3/1919, các ca bệnh đã bắt đầu có xu hướng thuyên giảm tại khu vực Washington D.C. Phải tới năm 1920, tình hình dịch bệnh trên toàn cầu mới được kiểm soát 

Tổng thống mắc bệnh

Các nhân viên Nhà Trắng không phải ngoại lệ đối với dịch bệnh. Ngay cả Tổng thống đương nhiệm Woodrow Wilson cũng trở thành một trong những bệnh nhân của dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1919, giữa lúc ông đang chuẩn bị đàm phán cho Hiệp định Paris hậu Thế chiến thứ I. 

Tháng 4/1919, Chuẩn đô đốc Cary T. Grayson, bác sĩ riêng của tổng thống, đã viết thư cho một người bạn, tiết lộ: "Hai tuần qua chắc chắn là những ngày vất vả đối với tôi. Tổng thống đột nhiên bị bệnh cúm nghiêm trọng".

Cựu Tổng thống Woodrow Wilson. Ảnh: CNBC

Tuy nhiên, các thông tin về bệnh tình của tổng thống đã được giữ kín trước báo giới. Bác sĩ Grayson đã nói dối dư luận rằng ông Wilson chỉ bị cảm lạnh thông thường do thời tiết khắc nghiệt ở Paris (Pháp). Ngoài ra, ông Grayson còn đưa ra các báo cáo cho thấy tình trạng của tổng thống đương nhiệm đã được cải thiện đáng kể. Nhưng trên thực tế, nhiều nguồn tin cho biết tình trạng ông Wilson nghiêm trọng đến mức ông ấy hầu như không thể đứng dậy và nói chuyện.

Sau khi trở về Nhà Trắng, ông Wilson đã nhận được nhiều lời chúc và cầu nguyện đến từ người dân Mỹ. Điều này đã góp phần giúp ông cải thiện tình trạng bệnh tật và quay trở lại công việc đàm phán. 

Điều đặc biệt, một chính trị gia đầy triển vọng và cũng là tổng thống kế nhiệm ông Wilson cũng từng nhiễm virus cúm Tây Ban Nha nhưng may mắn sống sót. Đó là cựu Tổng thống Franklin Roosevelt. 

Tổng thống tương lai thời điểm ấy Franklin Roosevelt cũng là một "nạn nhân" của đại dịch cúm nguy hiểm. Ảnh: Washington Post

Tờ Washington Post cho biết, hồi tháng 9/1918, ông Roosevelt đã lây nhiễm bệnh trong chuyến đi đến Pháp trên du thuyền U.S.S Leviathan. Được biết, 2.000 người, tương đương 1/6 số người trên thuyền, được xác định mắc cúm Tây Ban Nha. Sức khỏe của ông Roosevelt khi ấy cũng suy yếu trầm trọng do dịch bệnh. Bởi vậy, ông đã được đưa xuống thuyền khi cập cảng ở Mỹ và chuyển về thành phố New York điều trị.

Minh Hạnh (Theo White House History)

Tin nổi bật