Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về vai trò ngành y tế liên quan kit xét nghiệm

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Đánh giá về vai trò của ngành y tế trong phòng chống dịch, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng khi nhìn thẳng vào vai trò điều hành của tư lệnh y tế thì "vẫn còn băn khoăn".

Sáng 21/10, thảo luận tại tổ Hà Nội về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch COVID-19, ông Trịnh Xuân An - ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - an ninh của Quốc hội - đặt vấn đề công tác chỉ đạo điều hành hiện nay còn bất cập, đặc biệt là của các cấp dưới, dẫn chứng những trường hợp Thủ tướng phải gọi điện trực tiếp đến tận xã, trong khi cấp tỉnh cũng không nắm được nội dung vấn đề.

"Về điều hành chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội, có trường hợp lo lắng quá mà không dám đưa ra quyết định, sợ trách nhiệm. Run sợ mà không dám đưa ra quyết sách phù hợp là không ổn.

Do đó, từ việc chuyển trạng thái chiến đấu với COVID-19 sang thích ứng an toàn, hiệu quả, cần phải chuyển trạng thái điều hành, từ lo sợ sang tự tin. Cần chấn chỉnh nghiêm khắc với những vị trí, cá nhân không làm tốt, xử lý nghiêm, đến nơi đến chốn những người không làm hết trách nhiệm, gắn với động viên kịp thời", Tuổi Trẻ Online dẫn lời ông An nêu.

Đại biểu Trịnh Xuân An. Ảnh: Tuổi Trẻ Online

 

Đặc biệt, đánh giá vai trò của ngành y tế trong phòng, chống dịch, dù không phủ nhận sự hy sinh của lực lượng y tế, đại biểu An cho rằng khi nhìn thẳng vào vai trò điều hành của tư lệnh y tế thì "vẫn còn băn khoăn".

Vị đại biểu nêu dẫn chứng vấn đề loạn giá kit xét nghiệm, Bộ khẳng định không quy định giá, và địa phương tự thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra tình trạng giá kit xét nghiệm chênh lệch thì cần phải có vai trò điều hành, định hướng cho địa phương để tránh xảy ra tình trạng mỗi nơi một giá.

"Đây là vấn đề phải làm rõ trách nhiệm", ông nói.

Chia sẻ thêm, đại biểu An thông tin thêm khi trực tiếp trao đổi với một giám đốc bệnh viện lớn tại Hà Nội về công tác mua sắm trang thiết bị cho phòng chống dịch thì được biết, các bệnh viện lớn "sợ trách nhiệm không dám mua sắm, đấu thầu trang thiết bị vật tư để chống dịch mà phải đi xin tài trợ".

Theo đại biểu An, thực trạng này là không ổn bởi Quốc hội đã có nghị quyết 30 hay Chính phủ có nghị quyết 86 về trao cơ chế đặc thù cho phòng chống dịch, có cơ chế cho các cơ sở y tế có quyền chủ động mua sắm, đấu thầu nhưng thực tế các bệnh viện lại không triển khai.

Thông tin trên VTV News, ngày 21/10, ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về:

- Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

- Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).

Buổi chiều, Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Cuối buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. 

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật