Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đà Nẵng: 22 tàu du lịch không được phép hoạt động trên sông Hàn

(DS&PL) -

Sau khi xảy ra vụ lật tàu Thảo Vân 2, UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản giao Bộ chỉ huy BĐBP TP tổ chức lưu giữ tập trung, quản lý và không cho phép 22 tàu du lịch trên sông

Sau khi xảy ra vụ lật tàu Thảo Vân 2, UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản giao Bộ chỉ huy BĐBP TP tổ chức lưu giữ tập trung, quản lý và không cho phép 22 tàu du lịch trên sông Hàn hoạt động khi chưa có ý kiến của cơ quan chức năng.

Ngày 7/7, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo UBND TP vừa có văn bản giao Bộ chỉ huy BĐBP TP tổ chức lưu giữ tập trung, quản lý và không cho phép 22 tàu du lịch trên sông Hàn hoạt động khi chưa có ý kiến của cơ quan chức năng. Đồng thời lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho các lực lượng chức năng trong việc lưu giữ các tàu nêu trên; báo cáo UBND TP xem xét, quyết định. Đây là động thái nhằm đảm bảo an toàn cho du khách sau khi xảy ra vụ chìm tàu Thảo Vân 2 tối 4/6.

Hàng loạt tàu du lịch không được phép hoạt động trên sông Hàn (Ảnh: HC)

Theo đó, 22 tàu này gồm Công Danh 02 (ĐNa-0528), Du lịch Đà Nẵng (ĐNa-0518), Hàn Giang 3 (ĐNa-0555), Hàn Giang 2 (ĐNa-0478), Long Hàn Giang (ĐNa-0536), Mỹ Xuân (ĐNa-0378), Tiên Sa 1 (ĐNa-0260), Tiên Sa 2 (ĐNa-0159), Tiên Sa 3 (ĐNa-0122), Bảo Anh (ĐNa-0363), Bảo Anh 3 (ĐNa-0538), Minh Trần 3 (ĐNa-0489), Minh Trần 4 (ĐNa-0475), Đại Thành (chưa đăng ký), Công Danh (chưa đăng ký ), Hoàng Long Yến (ĐNa-0451), Thảo Vân 1 (ĐNa-0484), Thảo Vân 2 (ĐNa-0016), Duy Khang (ĐNa – 0548), Hoàng Gia (ĐNa – 0540); Cherry Bloosom (chưa đăng ký), Cát Tiên (ĐNa-0232).

UBND TP Đà Nẵng cũng giao Công an TP bố trí lực lượng kiểm tra hàng đêm tại khu vực cảng sông Hàn nhằm bảo đảm tình hình an ninh trật tự tại khu vực. Đồng thời, giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đề xuất hướng xử lý đối với hoạt động của các tàu du lịch hoán cải nêu trên; báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
Skip in 7...Ad finishes in 29 seconds

Bên cạnh đó, UBND TP Đà Nẵng cũng phê duyệt quy trình gồm 4 bước quản lý, kiểm soát hoạt động thủy nội địa tại khu vực Cảng sông Hàn theo đề nghị của Sở GTVT.

Bước 1: Cảng vụ đường thủy nội địa (gọi tắt là Cảng vụ) tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục xuất bến: Thuyền trưởng hoặc chủ phương tiện liên hệ với Cảng vụ để làm thủ tục xuất bến và xuất trình bản chính các giấy tờ sau cho Cảng vụ: Hợp đồng vận chuyển hoặc danh sách hành khách; Giấy tờ liên quan tới những thay đổi (nếu có); Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí. Sau khi kiểm tra đủ hồ sơ, Cảng vụ thực hiện cấp thủ tục xuất bến; sau khi kiểm tra, Cảng vụ cấp Giấy xuất bến.

Bước 2. Trạm BP cửa khẩu cảng sông Hàn kiểm tra, kiểm soát số lượng hành khách lên tàu, giấy phép hoạt động của thuyền trưởng: Thuyền trưởng xuất trình: Giấy xuất bến, danh sách hành khách vận tải đường thủy nội địa, giấy phép hoạt động của thuyền trưởng (bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn phù hợp với tàu) tại Trạm kiểm soát BP cửa khẩu cảng sông Hàn đặt ngay tại lối ra – vào khu vực lên tàu.

Trạm kiểm soát BP cửa khẩu cảng sông Hàn kiểm soát số lượng hành khách lên tàu theo danh sách, vé và tải trọng cho phép tàu được phép chở; sau khi kiểm soát từng tàu thì thông báo kết quả cho Đội Quản lý Cảng sông Hàn để thực hiện thủ tục tiếp theo (thông qua bộ đàm); Sở Du lịch chịu trách nhiệm phối hợp với Trạm BP cửa khẩu cảng sông Hàn kiểm soát việc phát hành vé của các chủ tàu; hoạt động của các hướng dẫn viên, các đơn vị lữ hành có tour du lịch tham quan bằng phương tiện đường thủy và xử lý các hành vi vi phạm có liên quan, thuộc thẩm quyền của ngành du lịch.

Bước 3. Trạm BP cửa khẩu cảng sông Hàn và Đội Quản lý Cảng sông Hàn chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng hành khách có mặt trên tàu trước khi xuất bến so với số lượng cho phép chở theo danh sách; tình trạng mặc áo phao của hành khách trên tàu; tình trạng của người lái tàu và thái độ của nhân viên phục vụ trên tàu. Sau khi có kết quả kiểm tra, Trạm BP cửa khẩu cảng sông Hàn phát lệnh thì tàu mới được phép xuất bến. Riêng với tàu Rồng: Sau khi có Giấy xuất bến của Cảng vụ, Trạm BP cửa khẩu cảng sông Hàn cử 01 người, Cảng vụ cử 01 người kiểm tra trực tiếp Tàu Rồng – tại bến khu vực phía Nam đuôi cầu Rồng.

Bước 4. Sau khi tàu được phép xuất bến, Trạm BP cửa khẩu cảng sông Hàn thông báo cho Đội CSGT đường thủy biết để theo dõi, kiểm tra tình trạng giao thông của tàu để xử lý theo đúng quy định. Trong quá trình tàu hoạt động, thông qua camera giám sát nếu phát hiện bất cứ sai phạm (hành khách không mặt áo phao đầy đủ, hành khách ngồi lệch tâm; tàu hoạt động sai lộ trình hoặc các hành vi vi phạm khác…), Cảng vụ thông báo cho Trạm BP cửa khẩu cảng sông Hàn để báo cho Đội CSGT đường thủy, tùy theo mức độ vi phạm xử lý kịp thời như nhắc nhở khắc phục, yêu cầu hoặc cưỡng chế tàu quay lại cảng nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hành khách.

Bước 5. Khi tàu kết thúc hành trình và quay lại bến, thuyền trưởng ký xác nhận vào danh sách hành khách nhập bến. Trạm BP cửa khẩu cảng sông Hàn, Cảng vụ và Đội Quản lý cảng sông Hàn kiểm tra ký xác nhận số lượng hành khách xuống tàu.

Sau khi kết thúc công việc trong ngày, Trạm BP cửa khẩu cảng sông Hàn, Đội CSGT đường thủy, Cảng vụ và Đội Quản lý cảng sông Hàn xác nhận, ký biên bản biên bản làm việc về tình hình hoạt động tại bến cảng và giao cho Trạm BP cửa khẩu cảng sông Hàn quản lý biên bản này.

UBND thành phố giao Công an TP, Bộ Chỉ huy BĐBP TP, Sở GTVT, Sở Du lịch và các đơn vị liên quan căn cứ, chức năng nhiệm vụ được giao và theo quy trình quản lý, kiểm soát hoạt động thủy nội địa tại khu vực Cảng sông Hàn nêu trên tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

HẢI CHÂU
Nguồn: Infonet
Xem thêm video tin tức: [mecloud]GkK32Rtu1Q[/mecloud]

Tin nổi bật