Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Cường quốc hoa hậu" Venezuela đang dần mất vị thế trên đấu trường nhan sắc quốc tế?

(DS&PL) -

"Cường quốc hoa hậu" Venezuela ít khi được nhắc đến tại các cuộc thi hoa hậu trên thế giới trong những năm gần đây, một số khán giả cho rằng những quốc gia này đang dần mất vị thế.

Venezuela vốn được xem là một trong những cường quốc sắc đẹp thế giới khi sở hữu nhiều vương miện Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, tuy nhiên những năm gần đây, quốc gia này hầu như vắng bóng trên các đấu trường nhan sắc quốc tế. 

Tứ đại hoa hậu hay còn gọi là "Big 4" được dùng để chỉ Top 4 cuộc thi nhan sắc hàng đầu thế giới gồm: Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe), Hoa hậu Thế giới (Miss World), Hoa hậu Quốc tế (Miss International) và Hoa hậu Trái Đất (Miss Earth).

Trong số các quốc gia tham dự những đấu trường nhan sắc tầm cỡ này thì có Venezuela là đất nước sở hữu nhiều người đẹp đăng quang nhất. Venezuela được biết đến là "cường quốc Hoa hậu", với 130 lần lọt vào Tứ kết, Bán kết, Chung kết và có tổng cộng 23 giành chiến thắng. 
 

Những người đẹp đến từ Venezuela ít xuất hiện tại cuộc thi hoa hậu trong những năm gần đây. Ảnh: AFP. 

Tại “cường quốc” sắc đẹp này, các cuộc thi hoa hậu là một trong những sự kiện lớn nhất, những cô gái trẻ sớm nuôi tham vọng thành nữ hoàng sắc đẹp và tham gia các "lò" đào tạo hoa hậu từ tấm bé để giành vương miện trong tương lai.

Thế nhưng, những năm gần đây các đấu trường hoa hậu không còn là “miền đất hứa” đối với những cô gái nuôi tham vọng đổi đời. Venezuela mất đi vị thế độc tôn trong các cuộc thi nhan sắc khi những thí sinh đến từ quốc gia Nam Mỹ này dần yếu thế so với các đồng nghiệp. Họ vướng phải sự cạnh tranh khủng khiếp từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là Philippines, Thái Lan và cả Việt Nam trong các cuộc thi nhan sắc quốc tế.

Ngay cả Hoa hậu Venezuela - cuộc thi sắc đẹp hàng đầu quốc gia Nam Mỹ này, cũng dần đánh mất vị thế đáng tự hào của nó. Năm 2018, cuộc thi gây xôn xao dư luận vì các cáo buộc mại dâm liên quan đến các thí sinh. 

Theo NBC News, nhiều thí sinh hoa hậu bị tố đổi tình lấy xe sang, những chuyến du lịch đẳng cấp, nhận tài trợ trang phục thi hoa hậu, chi phí phẫu thuật thẩm mỹ hay các “phần thưởng” giá trị khác từ các quan chức tham nhũng. Ngay sau đó, một trung tâm chuyên đào tạo thí sinh thi hoa hậu tại thủ đô Caracas đã bị đóng cửa.

Bê bối này đã khiến công ty đứng sau cuộc thi phải dừng hoạt động và đình chỉ các cuộc tuyển chọn để rà soát nội bộ. Sau scandal, danh tiếng của cuộc thi đã giảm sút đáng kể.

Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2019 Lourdes Valentina Figuera. Ảnh: MGI.

Một số ý kiến cho rằng, gu thẩm mỹ của công chúng hiện giờ đã thay đổi khá nhiều bởi hiện giờ khán giả dường như đã thiên về sự đa dạng nhan sắc. Sự gia nhập ngày càng tích cực của các quốc gia châu Á như Việt Nam, Thái Lan hay Philippines cũng khiến cho "cường quốc Hoa hậu" này phải đối mặt với màn cạnh tranh gay gắt hơn.

Bên cạnh đó, hiện giờ Venezuela đã không còn là quốc gia "độc quyền" về Hoa hậu nữa. Nếu ngày xưa, nhắc đến Hoa hậu thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Venezuela thì ngày nay, đã có nhiều quốc gia đạt được danh hiệu này. Chính vì lẽ đó mà "ngành công nghiệp hoa hậu" của Venezuela cũng ngày một kém tiếng hơn các quốc gia khác.

Đại diện Việt Nam Nguyễn Thúc Thùy Tiên đăng quang Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021. Ảnh: MGI. 

Sự trỗi dậy mạnh mẽ từ các quốc gia trong khu vực châu Á - Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cũng ảnh hưởng đến vị thế của những nước "cường quốc" hoa hậu trước đó. Thị trường châu Á hiện này có rất nhiều quốc gia đã mua bản quyền tổ chức các cuộc thi nhan sắc tầm cỡ. Bên cạnh đó, chất lượng thí sinh hay khâu đào tạo của các quốc gia châu Á cũng được đánh giá cao hơn.

Trong 2 năm gần đây, Việt Nam chính một trong là quốc gia được chú ý nhiều nhất về đấu trường nhan sắc. Điển hình chính là màn đăng quang Miss Grand International 2021 của Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

 Bích Thảo (T/h) 

Tin nổi bật