Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cuộc sống ở "vùng đất chết" giữa làn đạn giao tranh tại Ukraine: Không còn gì để tàn phá

(DS&PL) -

Trong nhiều tháng hứng chịu làn đạn khói giao tranh ở Ukraine, khu vực Lyman đã bị tàn phá nghiêm trọng.

Cuộc sống ở Lyman, một thành phố ở tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine, đã thay đổi rõ rệt sau nhiều tháng giao tranh căng thẳng. Bà Tamara Klimashenko, một cư dân tại Lyman, cho biết vườn hoa yêu thích của bà trước đây, nơi từng trồng hoa mẫu đơn, dạ yên thảo và hoa cúc, giờ đây chỉ còn là khu đất hoang tàn với nhiều mảnh đạn vương vãi.

Trong khi đó, trao đổi với Washington Post, chồng bà - ông Anatoly Klimashenko - cũng đã chỉ một số vị trí nơi những quả đạn pháo từng phát nổ, phá hủy mọi thứ: "Một quả đạn nổ ở gần vườn bắp cải, một cái khác ở vườn dâu tây và một vụ nổ nữa ở nhà để xe".

Lyman đã trở thành một trong những nơi hứng chịu các cuộc giao tranh nghiêm trọng nhất kể từ tháng 5 vừa qua, khi lực lượng Nga tiến quân vào đó, và trong suốt mùa hè tại Ukraine. Lực lượng Nga nắm quyền kiểm soát thành phố này đến ngày 1/10, sau đó họ đã phải rút quân khi lực lượng phản công Ukraine kéo đến. 

Sống giữa căn nhà đổ nát, bị tàn phá nghiêm trọng bởi các cuộc giao tranh, gia đình ông bà Klimashenko vẫn lo sợ nhừng điều tồi tệ hơn có thể đến: Một cuộc tiến công khác của Nga. Ông Anatoly chia sẻ: "Họ có thể tiếp tục tấn công và tàn phá. Ngay cả khi nơi này không còn gì để tàn phá".

Căn nhà bị phá hủy của vợ chồng bà Tamara Klimashenko ở Lyman, tỉnh Donetsk, Ukraine, ngày 18/12. Ảnh: Washington Post.

Giống như những người khác tại Lyman, gia đình Klimashenko đã ngủ trong nhà kho dưới lòng đất trong 6 tháng liền để tránh các đợt pháo kích và hiện đang sống nhờ các khoản viện trợ nhân đạo từ các nhóm viện trợ phương Tây.

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch cho đến khi đạt được những mục tiêu của mình có nghĩa là các cuộc giao tranh tại Lyman vẫn còn tiếp diễn. Ông chủ Điện Kremlin gần đây đã nhắc lại quyết định sáp nhập 4 tỉnh ly khai Ukraine. Theo đó, Lyman hiện được Nga coi là một phần lãnh thổ của mình.

Khác với những khu vực khác, các cuộc chiến tại Donbas đã kéo dài từ năm 2014 khi phe ly khai đối đầu với chính phủ Kiev. Lyman và những khu vực nhỏ lân cận khác hiện đều đã bị tàn phá nặng nề.

 Ở Lyman và Yampil gần đó, toàn bộ khu dân cư đã bị san bằng, với đỉnh của các tòa nhà chung cư bị đạn pháo "thổi bay", những hố đạn lớn được trông thấy bên cạnh sân chơi của trẻ em. Tại những khu vực này, phần lớn người dân ở lại là những người lớn tuổi. Thị trấn Dolyna, trước đây là nơi sinh sống của 21.000 người, giờ cũng đã bị bỏ hoang và không còn một bóng người. 

Bà Larisa, một cư dân khác ở Lyman, cho biết bà và những người hàng xóm của mình từng trố dưới hầm trú ẩn ở giữa chiến tuyến Nga - Ukraine. Trong thời gian này, bà đã đếm được tới 200 vụ pháo kích mỗi ngày trong các cuộc giao tranh gay gắt. 

Một quả đạn pháo thậm chí từng đánh trúng khu vực thợ nuôi ong nghiệp dư 70 tuổi tên Mikhalych khi ông đang cho những chú chó hoang ăn. Thi thể của ông bị bỏ ngoài đường và phân hủy trong khi những người hàng xóm không thể làm gì trong 5 ngày vì pháo kích liên tục.

Bà Larisa chia sẻ: "Đó là địa ngục và chúng tôi đã trải qua nó".

Trong khi đó, bà Tamara Kovalenko, cũng sống ở Lyman, cho biết cứ 30 giây sẽ có một vụ pháo kích xảy ra trong những ngày "cao điểm" giao tranh. Bà Kovalenko cũng nghe thấy tiếng súng máy nổ liên tục cứ vài phút một lần từ khu vực chiến tuyến.

Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt bước sang giai đoạn 2, các lực lượng Nga đã chuyển một trong những trọng tâm chiến dịch sang khu vực Donbas phía Đông Ukraine. Các cuộc giao tranh ở 2 tỉnh Donetsk và Luhansk vẫn diễn biến phức tạp và vô cùng căng thẳng. Ngoài Lyman, thị trấn Bakhmut cũng đang là một "điểm nóng" giao tranh, nơi các lực lượng Nga đang chiến đấu để giành quyền kiểm soát. Tương tự như Lyman, phần lớn dân số Bakhmut giờ cũng đã phải sơ tán và hầu hết chỉ còn người gia ở lại thị trấn này.

Minh Hạnh (Theo Washington Post) 

Tin nổi bật