Vào ngày rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu các gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên, hoặc lên chùa cầu bình an, may mắn cho năm mới.
Cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào, giờ nào là đẹp nhất?
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ Tết lớn trong văn hóa tín ngưỡng người Việt. Từ xưa, dân gian ta vẫn quan niệm: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” để nói lên tầm quan trọng của ngày lễ này.
Rằm tháng Giêng là dịp lễ Tết lớn trong văn hóa tìn ngưỡng người Việt - Ảnh: Dân trí |
Năm 2019, rằm tháng Giêng rơi vào ngày 19/2 dương lịch. Thời gian cúng rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 19/2/2019 (tức ngày 15 âm lịch). Đối với các gia đình bận, có thể làm lễ cúng trước từ ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 18/2/.2019). Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ.
Vào ngày rằm Tháng Giêng, người dân có thói quen đi lễ chùa, làm lễ cúng Phật, và mâm cỗ cúng gia tiên cầu bình an, may mắn cho người thân và gia đình.
Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam"
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam mô A Di Đà Phật (3 lần và vái 3 vái).
Quỳnh Chi (T/h)