Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

CSGT có quyền kiểm tra cốp xe, ví, điện thoại....của người tham gia giao thông không?

(DS&PL) -

CSGT chỉ được khám cốp xe, ví, điện thoại… của người tham gia giao thông khi có căn cứ cho rằng trong đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính

CSGT chỉ được khám cốp xe, ví, điện thoại… của người tham gia giao thông khi có căn cứ cho rằng trong đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính, nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy.

Theo Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT), CSGT được phép kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, như: Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải.

Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện. Cụ thể: Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô, xe máy; Kiểm soát biển số phía trước, phía sau, đèn chiếu sáng (chiếu xa, chiếu gần), đèn tín hiệu, gạt nước, gương chiếu hậu, đèn báo hãm, đèn hậu, đèn soi biển số, đèn lùi; Kiểm soát việc trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy, giấy phép vận chuyển đối với các phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, hàng nguy hiểm.

CSGT còn kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ. Đó là việc kiểm tra quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện…

Nếu có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính và người tham gia giao thông có cất giấu trong người đồ vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì lực lượng CSGT được khám phương tiện vận tải, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính; Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm, CSGT sẽ tiến hành lập biên bản vụ việc, tạm giữ người, tang vật, phương tiện, giấy tờ, tài liệu có liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Nếu có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính và người tham gia giao thông có cất giấu trong người đồ vật, phương tiện được dùng để vi phạm hành chính thì CSGT được khám phương tiện, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, theo Điều 127, Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính, việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; Trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Việc khám người, phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản và phải do người có thẩm quyền ban hành (Trưởng phòng CSQLHC về TTXH, Trưởng phòng CSTT, Trưởng phòng CSGT…).

Như vậy, CSGT chỉ được khám cốp xe, ví, điện thoại… của người tham gia giao thông khi có căn cứ cho rằng trong đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính, nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy. Tuy nhiên, người thực hiện khám phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật