Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo cơ hội “vàng” cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vươn ra và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nước nhà.
Những năm qua, nông nghiệp nước ta đã gặp nhiều khó khăn từ yếu tố khách quan đến yếu tố chủ quan, được mùa thì mất giá, được giá thì lại mất mùa. Khiến không ít lần đời sống của bà con bị đảo lộn, gây thiệt hại đến thu nhập cũng như ảnh hướng đến nền kinh tế nước nhà. Song vượt qua những thách thức đó ngành nông nghiệp cũng có nhiều bước tiến mang tính đột phá, năm 2017 ngành Nông nghiệp (chiếm tới 15,34% trong tổng
GDP
của cả nước) với mức tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm 2018, theo thống kê đã vượt mức so với kế hoạch đề ra.Theo đó, dự kiến GDP ngành nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 tăng từ 3,95% - 4,05%, đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 4,2%. Trong đó, trồng trọt tăng 4,12%, chăn nuôi tăng 2,04%, lâm nghiệp tăng 5,21%, thuỷ sản tăng 6,49%.
Sản xuất rau sạch theo mô hình nhà kính (ảnh minh họa) |
Cơ hội cho nông nghiệp 4.0 phát triển
Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư tập trung chủ yếu vào sản xuất, điều kiện phần lớn dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano... CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)...
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật đã và đang thực sự làm thay đổi diện mạo cho ngành nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa. Với công nghệ 4.0 ngành nông nghiệp sẽ được tiếp cận rõ ràng hơn, sắc nét hơn các tính năng ưu việt của nó, không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ trong sản xuất mà còn tăng chất lượng và giá thành sản phẩm. Các mô hình sản xuất khép kín, được đưa vào sử dụng với hệ thống máy móc, trang thiết hiện đại thay thế sức lao động, các sản phẩm được tạo ra một cách nghiêm ngặt theo đúng chuẩn quốc tế, đúng qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), các khu ứng dụng công nghệ cao (như ở Hậu giang, Phú yên) giúp đẩy mạnh việc tái cơ cấu cây trồng...
Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp kiểm soát được nhiệt độ khi vận chuyển nông sản xuất khẩu sang các thị trường khác, tránh được tình trạng hư hỏng cũng như giữ nguyên chất lượng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu của những thị trường nước ngoài khó tính.
Hàng trăm tấn phân bón giả bị tiêu hủy ( ảnh minh họa ) |
Hay công nghệ sinh học cho phép người nông dân lai giống, chọn lọc ra các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng, phù hợp nhu cầu của thị trường, từ đó tăng năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Sự nhanh nhạy trong công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp, người sản xuất quảng bá được hình ảnh qui trình sản xuất, chất lượng, mẫu mã, công dụng... của các sản phẩm đến rộng rãi người tiêu dùng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư liên kết phát triển….
Thách thức của ngành nông nghiệp khi thực hiện công nghệ 4.0
Đối với người sản xuất sản phẩm nông nghiệp, việc áp dụng được công nghệ 4.0 vào các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn (đầu tư xây dựng mô hình khép kín, máy móc tự động hóa, các kĩ thuật chăm sóc…), song điều kiện tại các vùng nông thôn còn nhiều thiếu thốn, chưa có sự qui hoạch bài bản mà chỉ tập trung ở các vùng trọng điểm miền Bắc và miền Nam. Tình trạng sản xuất manh mún còn nhiều, điều kiện tự nhiên địa hình mỗi vùng mỗi phức tạp, gây cản trở cho các doanh nghiệp đầu tư qui mô lớn…
Với các thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ Nhật Bản, các nước Eu... đòi hỏi nông sản Việt Nam phải thực sự có chất lượng theo đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các sản phẩm của các nước được đầu tư bài bản, có hiệu quả sẽ khiến cho nông sản của nước ta khó có thể cạnh tranh nếu việc áp dụng các công nghệ 4.0 không đúng qui trình.
Với các doanh nghiệp, khi công nghệ 4.0 đã lan tỏa mạnh mẽ họ đã thực sự nhập cuộc?
Doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông sản ở Việt Nam hiện nay thực sự còn quá ít, với các doanh nghiệp lớn họ đã có thương hiệu, có tiềm lực kinh tế, có sự đầu tư bài bản về công nghệ, qui trình đã và đang dần vươn ra thị trường lớn của nước ngoài. Còn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng đầu tư còn hạn chế do yếu hơn về tiềm lực kinh tế, chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, với công nghệ 4.0 đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực thật sự, có sự đầu tư bài bản về mọi thứ, có quy trình, công nghệ..., nếu không các sản phẩm tạo ra không thể cạnh tranh nỗi với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù có sự chuyển mình, song còn chưa rõ rệt, chưa đầu tư có chọn lọc vào nghiên cứu vào ứng dụng hay việc chuyển giao công nghệ.
Theo TS. Đào Thế Anh (Phó viện trưởng Cây lương thực, Phó Giám đốc viện khoa nông nghiệp Việt Nam) "do chi phí sản xuất còn cao so với giá cả biến động và lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sai quy trình kỹ thuật, sử dụng quá nhiều lao động và chất lượng không đồng nhất. Trong bối cảnh đó, tổn thất nông sản sau thu hoạch ở Việt Nam còn cao hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (rau quả là 32%, thịt là 14% và thủy sản là 12%). Bên cạnh đó, tồn tại những cái khó là thiếu kho chứa đảm bảo tiêu chuẩn, vận chuyển và đóng gói kém và giao dịch quá nhiều khâu trung gian".
"Ở khâu chế biến, hạn chế là công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp, quy mô nhỏ, manh mún. Do đó, sản phẩm nông sản xuất khẩu có chất lượng thấp và giá thấp, thiếu thương hiệu...". TS Đào Thế Anh nói.