Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công bố hiện trạng môi trường biển miền Trung: Vẫn còn nhiều băn khoăn

(DS&PL) -

Kết quả công bố cho thấy nước biển đang dần tốt lên, tuy nhiên người dân vẫn còn băn khoăn, một vài chuyên gia môi trường nhận định lượng độc tố ở tầng đáy có thể vẫn còn

(ĐSPL) - Kết quả công bố cho thấy nước biển đang dần tốt lên, tuy nhiên người dân vẫn còn băn khoăn, một vài chuyên gia môi trường nhận định lượng độc tố ở tầng đáy có thể vẫn còn(!?).

Người dân có thể tạm thời yên tâm

Sáng 22/8, tại TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, bộ TN&MT phối hợp cùng viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đại học Quốc gia Hà Nội và UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.

Theo đó, kết quả phân tích môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình cũng như nghiên cứu các mẫu lấy từ 19 bãi biển trong khu vực cho thông số kết quả quan trắc đều nằm trong quy định tiêu chuẩn môi trường cho phép.

Liên quan đến nội dung công bố còn nhiều băn khoăn, PV báo ĐS&PL đã trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp Hà Nội. Luật sư Cường cho biết: “So với dự đoán đánh giá tác động môi trường của các nhà khoa học trước đây thì kết quả công bố của bộ TN&MT hôm nay là khá "bất ngờ". Nếu kết luận chưa chính xác 100\%, gây ảnh hưởng kinh tế, thậm chí sức khỏe của người dân thì ai chịu trách nhiệm...? Đó là những câu hỏi, những nghi ngờ hoàn toàn chính đáng và hợp logic”.

Luật sư Cường lý giải về vấn đề này như sau: Theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/3/2013 thì bộ TN&MT là cơ quan của Chính phủ, một trong số nhiệm vụ của cơ quan này là quản lý về môi trường, đánh giá tác động môi trường, tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý, việc xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để...

Việc công bố kết quả đánh giá về môi trường biển của 4 tỉnh miền Trung thuộc thẩm quyền của bộ TN&MT. Cơ quan này có trách nhiệm về việc đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường biển ở miền Trung nước ta.

Sự cố cá chết hàng loạt xảy ra từ tháng 4/2016. Ảnh: Vietnamnet.

Nếu việc thông báo kết quả về môi trường chưa chính xác 100\%, dẫn đến việc thiệt hại về kinh tế, tính mạng, sức khỏe của người dân khi tiến hành các hoạt động như nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, khai thác nguồn lợi từ biển... thì người dân bị thiệt hại hoàn toàn có cơ sở pháp lý để kiện bộ TN&MT về kết quả nghiên cứu và những khuyến cáo của họ trong buổi công bố trên cơ sở các quy định pháp luật nêu trên và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Vì vậy, người dân miền Trung có thể tạm thời yên tâm về kết quả ban đầu của bộ TN&MT về tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây.

Cần giám sát và quan trắc thường xuyên

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, PGS.TS Lưu Đức Hải, khoa Môi trường, đại học KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội phân tích, chất độc nằm trong dạng trầm tích đáy, cần phải xem các mẫu nghiên cứu có đủ hay không. Xét về chất lượng nước biển có thể đã nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, vẫn có những khu vực mà hàm lượng phenol chưa phân hủy hết.

Trầm tích biển sẽ liên quan trực tiếp tới hải sản. Với những loại động vật biển ăn ở tầng trên bề mặt thì sẽ không có ảnh hưởng gì, bởi vì sau sự cố cá chết hàng loạt, dòng chảy đã đưa các chất độc hại đi chứ không lưu lại một chỗ. Về cơ bản, chất độc hại có trong nước sẽ mất, như vậy có thể kết luận, những loại sinh vật biển sống ở tầng trên sẽ không bị ảnh hưởng bởi chất độc.

Cũng theo ông Hải, vấn đề đáng bàn là trầm tích ở dưới đáy và những sinh vật biển sống ở tầng đáy có thể vẫn còn độc tố. Sự cố xả chất thải độc hại ra môi trường khiến cá chết hàng loạt vào tháng Tư vừa qua, cho tới nay, với thời gian ngắn như thế chưa đủ cho các chất độc phân hủy hoàn toàn, cho nên cần phải xem số lượng mẫu nghiên cứu, thăm dò, quan trắc có đủ không. Nếu số lượng mẫu nghiên cứu ít thì một số khu vực lượng độc tố vẫn còn.

“Theo tôi, cần phải lấy mẫu nghiên cứu một cách đầy đủ hơn. Khi nghiên cứu cần giám sát và quan trắc thường xuyên, trong một thời gian dài, cùng một địa điểm để xem lượng độc tố ở những điểm đó có giảm hay không. Ví dụ khi đánh bắt hải sản ở tầng đáy thì có thể kiểm tra nhiều lần xem cá đánh lên có chết không, song cũng có khi lượng độc tố tích lũy ở tầng đáy vẫn còn nhưng không đủ làm sinh vật biển chết thì cần nghiên cứu xem độc tố trong cơ thể của sinh vật còn nhiều hay ít để từ đó có hướng giải quyết, khắc phục”, GS. Hải cho hay.

LINH - NHUNG

[mecloud]HF9VeYLjYU[/mecloud]

Tin nổi bật