Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cơ trưởng Vietnam Airline tiết lộ “bí mật” sau 21 năm “đi mây về gió”

(DS&PL) -

25 tuổi, Tô Ngọc Giang cầm trên tay giấy báo trúng tuyển vào làm phi công Vietnam Airlines và bén duyên với nghề "đi mây về gió" từ đó đến nay.

25 tuổi, Tô Ngọc Giang cầm trên tay giấy báo trúng tuyển vào làm phi công Vietnam Airlines. Từ đó đến nay, ông gắn bó hơn 20 năm cuộc đời, sự nghiệp cùng hãng hàng không quốc gia.

Bén duyên nghề “đi mây về gió” theo cách rất tình cờ và rồi gắn bó suốt hơn 2 thập kỷ, với ông Tô Ngọc Giang, Đoàn trưởng Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines, bầu trời là nơi để sải cánh và hãng bay là ngôi nhà thứ hai.

Chân dung cơ trưởng Tô Ngọc Giang. Ảnh: Vietnamnet. 

Cơ duyên với nghề lái máy bay

Đoàn trưởng Tô Ngọc Giang chia sẻ: “Năm 1994, tôi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa ở Nga về Việt Nam với tấm bằng Kỹ sư vô tuyến điện. Tôi không biết nghề phi công là gì, cũng chẳng bao giờ nghĩ một ngày mình sẽ cầm lái những chuyến bay chở hàng trăm người.

Thời điểm đó, tôi đang thử việc tại 2 công ty viễn thông thì tình cờ đọc được mẩu tin quảng cáo Vietnam Airlines tuyển phi công, tôi thử ứng tuyển cho biết, cho vui. Tuy nhiên, một điều bất ngờ đã đến với tôi là giấy báo kết quả trúng tuyển phi công, ngay lúc đó tôi vẫn chưa xác định mình sẽ theo nghề mới.

Sau một thời gian cân nhắc kỹ lưỡng, tôi quyết định đối mặt với thử thách mới - nghề phi công. Tôi nghĩ, 25 tuổi mới vào nghề thì đúng là cơ duyên.

Sự khác biệt giữa người ngồi ghế lái và người quản lý

Chia sẻ về sự khác biệt giữa khi ngồi trên ghế lái và khi ngồi ở vị trí quản lý một đoàn bay lớn như 919, cơ trưởng Giang chia sẻ, công việc quản lý “thực sự khó”.

“Khi đóng cửa một chiếc máy bay, phi công là người làm chủ. Họ quyết định mọi thứ gồm cả mạng sống của hàng trăm hành khách cùng với khoảng 200 triệu đô la giá trị chiếc máy bay. Vì thế, họ là những người làm việc độc lập và rất quyết đoán nên để quản lý những người như thế thì rất khó. Mình phải biết họ nghĩ gì, tại sao họ làm như vậy thì mới quản lý được”.

Theo anh, có 2 yếu tố quan trọng nhất để trở thành một phi công, đó là tâm lý vững vàng và nền tảng kiến thức tốt.

“Tâm lý là yếu tố quan trọng số 1. Nếu ở dưới đất bạn biết 10 thì lên trời bạn chỉ còn 7. Khi ở môi trường trên không, khả năng làm việc, trí nhớ, phản xạ của bạn chỉ còn 70%. Còn nếu muốn có nền tảng kiến thức tốt thì phải chịu khó học hỏi. Điều kiện cần này ít nhất sẽ giúp bạn trở thành một phi công bình thường. Nếu muốn trở thành phi công giỏi, còn cần nhiều yếu tố khác, trong đó có niềm đam mê”.

“Trong nghề, khi chúng tôi khen ai đó ‘chuyên nghiệp’, có nghĩa là người đó hội đủ các yếu tố: đúng giờ, đúng quy trình, sáng tạo, tiết kiệm trong khai thác, sẵn sàng đặt công việc chung lên trên…”

Chuyến bay nghẹt thở giải cứu người Việt ở Thái Lan

Chia sẻ về một trong những kỷ niệm đáng nhớ suốt 22 năm làm nghề lái máy bay, cơ trưởng Giang cho biết ấn tượng nhất là lần giải cứu các lao động Việt Nam ở Thái Lan khi nước này xảy ra xung đột giữa các đảng phái.

“Hôm đó tôi lái một chuyến bay đêm. Không như những chuyến bay thông thường, trên máy bay có đầy đủ các bộ phận công an, các tiếp viên nữ được thay thế bằng các tiếp viên nam to cao, khỏe mạnh, nhiều kinh nghiệm”.

Kể lại, anh vẫn còn nhớ không khí hỗn loạn lúc đó. “Sân bay quốc tế ở Bangkok bị phong tỏa. Chúng tôi phải hạ cánh ở sân bay quân sự gần đó. Máy bay đỗ ngược xuôi như chiến trường, ở nhà ga thì hành khách chen chúc, gây lộn ầm ĩ. Đó cũng là chuyến bay có nhiều biện pháp an ninh được áp dụng vì lo sợ khủng bố, hay hành khách mang chất cấm, chất nổ lên máy bay”.

Xử lý tất cả vấn đề đó, chuyến bay được hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài vào rạng sáng. 150 hành khách khách vỗ tay trong không khí đầy xúc động.

Hiện tại, cơ trưởng Giang cho biết giờ đã đảm nhận vị trí quản lý, công việc của anh rất bận nhưng vẫn sắp xếp đi bay vào cuối tuần.

Anh nói: “Nghề bay là một nghề rất đặc biệt. Lâu ngày không bay là rất nhớ, bạn hỏi bất kỳ phi công nào cũng đều nói thế. Cái cảm giác ngồi trên buồng lái, trước mắt là bầu trời có gì đó rất đặc biệt…”.

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật