Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyện về người phụ nữ xấu nhất thế giới: Chịu đựng nhục nhã để nuôi con

(DS&PL) -

Mắc phải căn bệnh lạ nên bà Mary từ một người phụ nữ xinh đẹp bỗng trở nên xấu xí. Vì đàn con thơ, bà vẫn phải lê tấm thân ốm yếu mua vui cho thiên hạ.

Mắc phải căn bệnh lạ nên bà Mary từ một người phụ nữ xinh đẹp bỗng trở nên xấu xí. Vì đàn con thơ, bà vẫn phải lê tấm thân ốm yếu mua vui cho thiên hạ.

Cuộc đời ngang trái

Trước khi được gọi là “Người phụ nữ xấu nhất thế giới”, bà Mary Ann Bevan (Sinh năm 1874, tại Newham, London, Anh Quốc) từng là một y tá khá xinh đẹp. Năm 29 tuổi bà kết hôn với ông chủ hàng hoa tên Thomas Bevan, sinh được 4 người con.

Cuộc đời của bà trải qua những năm tháng êm đềm cho đến năm 32 tuổi, sau khi sinh đứa con thứ tư chưa được bao lâu, Mary có các biểu hiện bệnh kỳ lạ và ngày càng xấu xí. Đầu của bà trở nên to bất thường, gương mặt chảy xệ gây ra sự mất cân xứng.

Bà bị viêm lợi, phù chân tay, biến dạng, liên tục đau đầu, suy giảm thị lực và đau nhức cơ bắp. Các bác sĩ chẩn đoán Mary Ann mắc bệnh to đầu chi hay còn gọi là acromegaly do rối loạn hormone gây ra. Trên thế giới, cứ 100.000 người sẽ có khoảng 6 người mắc bệnh.

Nhan sắc của Mary Ann Bevan trước và sau khi mắc bệnh to đầu chi. Ảnh: Beautifultopic

Theo Mayo Clinic, acromegaly là một dạng rối loạn nội tiết tố do tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng. Căn bệnh này tấn công mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở người trung niên.

Acromegaly khiến xương tăng kích thước bất thường và dẫn đến hàng loạt biến chứng như huyết áp cao, bệnh tim mạch, viêm khớp, bướu cổ, mất thị lực. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong.

Những người mắc bệnh to đầu chi như Mary phải sống cùng các cơn đau nửa đầu, đau cơ và mất dần thị lực. Căn bệnh khiến Mary không thể đi lại và phải ngồi lỳ trên ghế. Vì bệnh, Mary Ann bị mất đi công việc hiện tại, sống phụ thuộc vào chồng.

Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì Mary Ann Bevan phải chịu đựng. Năm 1914, người chồng qua đời. Đó là cú sốc về tinh thần và bước ngoặt lớn đối với bà và các con. Cuộc sống của năm mẹ con rơi vào cảnh nghèo đói, nhất là khi người trụ cột duy nhất trong nhà không thể đi lại như những người bình thường khác.

Sự xấu xí tột cùng trở thành nguồn sống cho gia đình

Năm 1920, nợ nần chồng chất khiến Mary quyết định tham gia cuộc thi "Người phụ nữ xấu nhất thế giới" để được phần thưởng 50 USD và thắng cuộc.

Sau khi chiến thắng cuộc thi, cuộc sống của gia đình Mary trở nên sung túc hơn nhờ hợp đồng biểu diễn của bà trong “Chương trình kỳ dị” với gánh xiếc Dreamland ở Coney Island. Ngoài ra, bà còn là diễn viên xiếc nhờ ngoại hình khác thường. Khi biểu diễn, bà thường mặc những bộ đồ làm nổi bật thân hình to lớn như đàn ông và khuôn mặt dị dạng.

Để đổi lấy tiền bạc nuôi sống gia đình, Mary phải chịu đau đớn thể xác và sự sỉ nhục. Ảnh: Hotsta

Công chúng đương thời háo hức chờ đợi để chiêm ngưỡng "nhan sắc" của người phụ nữ xấu xí nhất thế giới. Mary còn phải đi bộ một quãng đường dài để thu hút khán giả, mặc cho đôi chân đau đớn, cơ thể đầy vết thương nhiễm trùng cấp tính.

Bên cạnh nỗi đau thể chất, Mary Ann còn phải chịu đựng nỗi đau tinh thần. Nhiều đứa trẻ ném đá vào người bà, gọi bà là "con quái vật đáng sợ". Có lần Mary Ann bật khóc trước mặt bọn trẻ trong rạp xiếc và nói: "Bác yêu quý các cháu. Các cháu trông thật giống con của bác".

“Người phụ nữ xấu xí nhất thế giới” tiếp tục công việc đầy đau đớn và nhục nhã ấy cho đến hơi thở cuối cùng trên sân khấu. Giữa buổi biểu diễn năm 1933, khi khán giả vỗ tay, Mary gục xuống, trút hơi thở cuối cùng và vĩnh biệt cuộc đời nhiều nước mắt.

Trải qua chuỗi ngày đen tối đầy tủi nhục, bị chế giễu và xúc phạm, ánh sáng le lói trong cuộc đời Mary Ann là đã đảm bảo cuộc sống và cho cả bốn đứa con đi học.

Một trong những đứa con trai của bà kể lại: "Những khi chúng tôi đói, mẹ khóc cả đêm và nói rằng: "Mẹ thấy mình không xứng đáng là người mẹ tốt. Liệu mẹ có cần xinh đẹp để được tôn trọng hay không?'".

Đến những năm 2000, chân dung của Mary được sử dụng trên một tấm thiệp sinh nhật ở Anh. Nhưng sau đó sự kiện này nhận được nhiều khiếu nại vì cho rằng đây là hành động thiếu tôn trọng phụ nữ mắc bệnh to đầu chi.

Minh Minh (T/h)


Tin nổi bật