Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyện “vay dễ - đòi khó” nhìn từ vụ mang quan tài đi đòi nợ 

(DS&PL) -

Thời gian gần đây xảy ra không ít vụ việc liên quan đến chuyện đòi nợ. Không ít trường hợp chủ nợ vướng vòng lao lý, bị khởi tố hình sự chỉ vì đòi nợ không đúng cách.

Chủ nợ khiêng quan tài đến nhà “con nợ” 

Mới đây, vụ việc chủ nợ mang quan tài và loa di động đến nhà con nợ xảy ra ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đã gây xôn xao dư luận. 

Theo lực lượng chức năng xác định, một nhóm khoảng 10 người do ông Nguyễn Quốc H. dẫn đầu kéo đến nhà bà Bùi Thị Thanh N. (thôn Vinh Đức, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil) để đòi nợ. Đến khoảng 15h cùng ngày, theo “lệnh” bà T. (vợ ông H.), một nhóm người xuất hiện và đem quan tài đến đặt trong sân nhà bà N., đồng thời liên tục dùng loa gào thét yêu cầu bà N. trả tiền. 

Người phụ nữ mang quan tài đến tận nhà con nợ đòi tiền (Ảnh cắt từ clip)

Được biết, gia đình bà N. có vay của nhiều người trong và ngoài xã với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Sau nhiều lần thúc giục gia đình bà N. trả tiền không được, nhóm người đã gây ra sự việc nói trên. 

Ông Tạ Thanh Quyền, Chủ tịch UBND xã Đức Minh, huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) xác nhận, vụ việc trên xảy ra trên địa bàn. Khi phát hiện sự việc, chính quyền địa phương đã cử cán bộ và lực lượng công an xã đến hiện trường nhằm ổn định tình hình, giải tán đám đông và mời các bên về trụ sở làm việc, yêu cầu không tái phạm. “Hiện tình hình đã ổn định, người dân cũng nhận thức được việc tập trung đông người trong thời điểm dịch bệnh là sai trái. Chúng tôi cũng hướng dẫn, yêu cầu bà con tiến hành đòi nợ theo đúng quy định, không gây mất trật tự trên địa bàn”, ông Quyền trao đổi.  

Liên quan đến vụ việc, một lãnh đạo UBND huyện Đắk Mil cho biết, trước đó nhiều người dân đã có đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo việc bà N. nợ tiền. Tuy nhiên qua xem xét, đây là các quan hệ dân sự, chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên cơ quan chức năng đã hướng dẫn người dân khởi kiện ra tòa để lấy lại tiền.

Đòi nợ thế nào để không vi phạm pháp luật?

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch công ty Luật SBLAW), cho biết: “Không phải trường hợp nào người vay nợ cũng tuân thủ những quy định về nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, dẫn đến việc bên cho vay có những cách hành xử không đúng quy định pháp luật khi đòi nợ. Thậm chí không ít trường hợp, chủ nợ vướng vòng lao lý, bị khởi tố hình sự chỉ vì đòi nợ không đúng cách”. 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà (chủ tịch công ty Luật SBLAW – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Cũng theo luật sư Hà, để đòi nợ đúng cách, không vi phạm pháp luật, bên cho vay có thể căn cứ vào Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay, để yêu cầu bên vay trả nợ theo quy định của pháp luật. 

Cụ thể, thứ nhất, nếu bên vay không thiện chí trả nợ theo thỏa thuận thì bên cho vay có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật. Bên cho vay có thể khởi kiện dân sự kiện đòi tài sản buộc bên vay phải có trách nhiệm trả tiền lại cho bên cho vay theo đúng thỏa thuận.  

Thứ hai, nếu bên vay có thái độ trở mặt và muốn chối bỏ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ, thì bên cho vay hoàn toàn có thể trình báo cơ quan công an hoặc gửi đơn yêu cầu khởi tố bên vay tới Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan công an điều tra cấp huyện về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Thành Lâm

Tin nổi bật