Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyện lập nghiệp của những cựu binh “tàn nhưng không phế”

  • Khánh Ngọc
(DS&PL) -

Các thành viên trong Câu lạc bộ Cựu chiến binh chiến trường K xã Ea Kiết không ngừng đoàn kết, nỗ lực giúp đỡ nhau phát triển kinh tế và vươn lên làm giàu.

Nỗ lực trên vùng đất mới

Nở nụ cười hiền hậu, ông Nguyễn Doãn Nhân (SN 1961, quê tỉnh Hà Tĩnh, hiện trú tại thôn 8, xã Ea Kiết, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, năm 1980, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia (hay còn gọi là chiến trường K), giúp nước bạn chống nạn diệt chủng Pôl Pốt. Một năm sau, ông về nước và may mắn không bị thương.

Không may mắn như ông Nhân, ông Lê Văn Hoát (SN 1963) trở về từ chiến trường K với thương tật 71% (bị mất chân phải). Tương tự, ông Nguyễn Văn Tương (SN 1960) bị thương tật 39% và mang trên mình một mảnh đạn ở cột sống; ông Phạm Văn Nhì (SN 1954) thương tật 63% (bị mất chân trái); ông Nguyễn Ngọc Tài (SN 1963, cùng quê tỉnh Hà Tĩnh) thương tật 36%;...

Các thành viên trong Câu lạc bộ Cựu chiến binh chiến trường K luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, sản xuất.

Năm 1987, 160 hộ dân của huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh), trong đó có các cựu chiến binh nói trên đã di dân phát triển vùng kinh tế mới tại xã Ea Kiết (huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) theo chủ trương của Nhà nước.

Ông Nhân kể: “Thời điểm đầu vừa đặt chân lênquê hương mới, chúng tôi được Nhà nước hỗ trợ lương thực trong 6 tháng. Sau đó, phải tự tìm cách mưu sinh. Tôi còn nhớ lúc đó, nơi đây chủ yếu là rừng thiêng, nước độc, đường sá đi lại vô cùng khó khăn, người dân thường xuyên phải sống trong cảnh đói cơm, sốt rét rừng, thiếu thốn đủ bề...”.

Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, những người cựu chiến binh đã vào rừng đào củ mài, tìm hạt gấm, lấy măng về ăn đồng thời, thu gom củi đổi lấy gạo.

Không chỉ vậy, mọi người còn cùng nhau khai hoang để lấy đất trồng hoa màu như bắp, lúa nhằmgiải quyết tình trạng thiếu lương thực. Khi cuộc sống dần ổn định, các hộ dân bắt tay vào việc trồng cây công nghiệp như cà phê, điều... nhằm tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống. Nhờ vậy, các cựu chiến binh chiến trường K và nhiều hộ dân ởvùng kinh tế mới đã từng bước ổn định cuộc sống

Làm giàu nhờ được vay vốn lãi 0 đồng

Nhấp ngụm trà nóng, ông Nguyễn Văn Tương cho biết, tháng 12/2005, có 8 cựu chiến binh chiến trường K (trong đó có 6 người quê tỉnh Hà Tĩnh,1 người quê tỉnh Quảng Bình và 1 người quê tỉnh Bình Định) tình cờ gặp nhau tại một đám cưới trên địa bàn xã Ea Kiết. Qua trò chuyện, mọi người biếtcó một số cựu chiến binh đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.Sau

khi bàn bạc, mọi người thống nhất thànhlập Câu lạc bộ Cựu chiến binh chiến trường K vào tháng 1/2006 nhằm kết nối, chia sẻ những buồn vui,hỗ trợ nhau trong cuộc sống và phát triển kinh tế. Câu lạc bộ gồm 8 thành viên do ông Nguyễn VănTương làm Chủ nhiệm và ông Nguyễn Doãn Nhân làm Phó Chủ nhiệm.

Ông Phạm Văn Nhì cho hay: “Khi thành lập Câu lạc bộ, chúng tôi quy định bất cứ thành viên nào có khó khăn hay gặp chuyện vui buồn thì những người còn lại sẽ có mặt để san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau”.

Năm 2007, một trận lũ quét tràn qua khiến ngôi nhà của ông Lê Thanh Liêm (thôn 8, xã Ea Kiết) bịc hìm trong biển nước. Ngay lập tức, các thành viên trong Câu lạc bộ đã đóng góp tiền giúp gia đìnhông Liêm mua lại dụng cụ sinh họat, sản xuất, cùng gia đình ông Liêm dọn dẹp, sửa lại nhà cửa... Nhờ vậy, cuộc sống của gia đình ông Liêm nhanh chóng ổn định trở lại.

Hàng năm, các thành viên trong Câu lạc bộ còn đóng quỹ với số tiền từ 1-2 triệu đồng/người. Đến nay, tiền quỹ của Câu lạc bộ đã tăng lên 115 triệu đồng. Mỗi năm, Câu lạc bộ sử dụng tiền quỹ này để cho 4 thành viên vay không tính lãi trong thời hạn 2 năm nhằm phục vụ đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi. Nhờ đó, nhiều thành viên đã từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Ông Lê Văn Hoát cho hay: “Trước khi Câu lạc bộ thành lập, kinh tế gia đình tôi rất khó khăn. Bản thân tôi bị cụt một chân nên không lao động nặng được. Do đó, mọi sinh hoạt trong nhà chỉ trông chờ vào hơn 1 triệu đồng tiền trợ cấp thương tật của tôi mỗi tháng. Không ít thời điểm, gia đình phải vay mượn tiền để cho con cái ăn học”.

Gia đình ông Lê Văn Hoát làm giàu nhờ phát triển chăn nuôi, trồng trọt.

Trước tình hình đó, năm 2010, Câu lạc bộ thống nhất cho gia đình ông Hoát vay 25 triệu đồng để phát triển chăn nuôi. Với số tiền này, ban đầu, gia đình ông Hoát mua được 1 con bò và 2 con dê sinh sản. Sau đó, đàn bò đã tăng dần có thời điểm lên 10 con và 20 con dê. Ngoài việc chăn nuôi, gia đình ông còn canh tác1,5ha cà phê trồng xen canh hơn 100 cây sầu riêng.

Nhờ đó, nguồn thu nhập của gia đình ngày càng cải thiện. Đến năm 2015, nhờ sự hỗ trợ tích cực của các thành viên trong Câu lạc bộ, gia đình ông Hoát đã xây dựng được nhà cửa khang trang. Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, với mức thu nhập 300 triệu đồng/năm.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Ngọc Tài cũng được Câu lạc bộ cho vay 25 triệu đồng để mua 1 conbò sinh sản. Nhờ chăm chỉ, chịu khó nên thời gian sau đó, đàn bò của gia đình ông đã tăng lên hàng chục con, đàn dê lúc cao điểm lên đến 50 con. Kinh tế ngày càng khấm khá, con cái được học hành đến nơi đến chốn.

Năm 2018, gia đình ông Nguyễn Văn Tương cũng sử dụng số tiền 25 triệu đồng mà Câu lạc bộ cho vay để chăn nuôi bò, heo. Đến nay, ngoài việc chăn nuôi, gia đình ông có 1,5ha cà phê, trồng xen canh hơn 100 cây sầu riêng, thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tương, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho hay: “Trong quá trình hoạt động, các thành viên trong Câu lạc bộ rất đoàn kết. Đó là điều đáng quý nhất. So với trước khi thành lập, đến nay tất cả thành viên trong Câu lạc bộ không còn hộ nghèo, cận nghèo mà ngày càng vươn lên khá giả. Hàng năm, Câu lạc bộ đều tổ chức tổng kết, đánh giá những hoạt động trong năm. Từ đó,rút ra kinh nghiệm để các hoạt động triển khai hiệuquả hơn trong những năm tiếp theo”.

Tin nổi bật