Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyên gia cảnh báo mối đe dọa khủng bố IS ngày càng gia tăng

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Chuyên gia cảnh báo IS đang trỗi dậy và vươn vòi bạch tuộc khắp thế giới, trong đó Nga trở thành mục tiêu trọng điểm.

Theo Vnexpress, trước đó vào ngày 23/3, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm tiến hành vụ xả súng, ném bom xăng tại nhà hát ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva, Nga.

Theo số liệu chính thức từ chính quyền Nga cho biết, có 133 người đã thiệt mạng, trong khi truyền thông nước này đưa tin số người chết là 143.

Nhóm nghi phạm chạy trốn trên chiếc xe màu trắng sau khi gây ra vụ khủng bố. Ảnh: Zvezda

Đây được xem là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Nga từ năm 2002.

Nhóm trực tiếp thực hiện cuộc tấn công đẫm máu này là Khorasan, chi nhánh IS ở Afghanistan (ISIS-K).

Đây được cho là nhóm vũ trang bạo lực nhất trong tất cả các tổ chức cực đoan tại Afghanistan. ISIS-K được thành lập vào năm 2015, khi IS hoạt động mạnh mẽ tại Iraq và Syria trước khi bị đánh bại trong chiến dịch quân sự của liên minh do Mỹ dẫn đầu.

ISIS-K có trụ sở chính ở tỉnh miền đông Nangarhar của Afghanistan, gần các tuyến đường buôn lậu ma túy và buôn người vào Pakistan. Nhóm tuyển mộ cả các phần tử cực đoan tại Afghanistan và Pakistan, đặc biệt là những thành viên bất mãn với Taliban, những người không coi tổ chức này là đủ cực đoan đối với họ.

"Khorasan" là thuật ngữ dùng để chỉ một khu vực lịch sử gồm các phần của Afghanistan và Pakistan ngày nay.

Vào thời kỳ đỉnh cao, ISIS-K có khoảng 3.000 tay súng. Tuy nhiên, số lượng thành viên của nhóm bị giảm gần một nửa, xuống còn 1.500 đến 2.000 chiến binh do hứng chịu các cuộc tấn công của Mỹ và biệt kích Afghanistan, khiến nhiều thủ lĩnh thiệt mạng.

 Phần tử khủng bố ISIS-K. Ảnh: NY Post

Các chuyên gia cảnh báo, IS có thể tiếp tục thực hiện các vụ tấn công khác trên thế giới.

Chỉ một ngày trước khi vụ việc ở Moscow xảy ra, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ Michael Kurilla nói với nghị sĩ rằng "ISIS-Khorasan (ISIS-K, một nhóm chân rết của IS) vẫn có khả năng và ý chí tấn công các lợi ích của Mỹ và phương Tây ở nước ngoài trong 6 tháng tới và các cuộc tấn công có thể có rất ít cảnh báo trước".

Nhiều tuần trước đó, Đại sứ quán Mỹ tại Moscow đã kêu gọi công dân nước này tránh các sự kiện đông người, "bao gồm cả các buổi hòa nhạc".

Vụ tấn công ở Moscow đã thu hút sự chú ý của dự luận quốc tế đối với nhóm khủng bố từng kiểm soát một khu vực rộng lớn ở Trung Đông 10 năm trước. Sau đó, các liên quân do Mỹ dẫn đầu và quân đội Nga đã tấn công tiêu diệt IS. Tuy nhiên, mầm mống của những kẻ khủng bố vẫn còn sót lại và chúng có nguy cơ trỗi dậy.

Trong một bài viết trên kênh truyền thông của ISIS-K, nhóm khủng bố tuyên bố rằng "lãnh thổ của Hồi giáo không bao giờ giới hạn ở Afghanistan mà còn rộng hơn nhiều", cho thấy tham vọng tấn công vượt ra bên ngoài biên giới của IS.

Bài viết cho biết: "Vùng đất của Hồi giáo là vùng đất mà người Hồi giáo giành được bằng sự hy sinh của họ, bao trùm khắp châu Phi, bắt đầu từ Đông Turkestan, đến Tajikistan, Uzbekistan, Azerbaijan. Nó kéo dài đến Chechnya và Dagestan (2 nước cộng hòa thuộc Nga), và từ Thổ Nhĩ Kỳ đến tận Andalus và các nước Trung Đông, Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ và nhiều hơn nữa".

ISIS-K từng thu hút sự chú ý khi chính là những kẻ đứng sau vụ đánh bom liều chết vào sân bay Hamid Karzai ở Afghanistan khi Mỹ rút quân khỏi quốc gia này hồi năm 2021. Hàng trăm người đã thiệt mạng, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ.

Theo giáo sư Jadoon, sau khi Taliban lên nắm quyền kiểm soát Afghanistan, ISIS-K đã kích hoạt chiến lược vươn chân rết ra nước ngoài, đặt nhiều quốc gia vào mối đe dọa khủng bố.

Colin Clarke, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Soufan (Mỹ), cảnh báo ISIS-K đặt ra một "mối đe dọa đáng kể" và cả các cuộc tấn công cũng như âm mưu của chúng từ Trung Đông đến châu Âu đều chứng tỏ rằng nhóm này "vẫn có ý định tiến hành các cuộc tấn công", thông tin trên báo Dân Trí.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật