Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyện chưa kể về những “thiên thần” áo trắng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19: Gác lại tình riêng, hẹn ngày khống chế được dịch sẽ trở về

(DS&PL) -

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều y bác sĩ đã xung phong lên tuyến đầu với quyết tâm “chưa hết dịch thì chưa trở về”.

Hình ảnh xúc động tại sân bay

10h tối, chị Phan Thị Phương Thảo, trú TP. Vinh, tỉnh Nghệ An vẫn lúi húi xếp từng bộ đồ để ngày mai chồng chị là anh Phan Thanh Cẩm sẽ cùng đoàn cán bộ y bác sĩ ở Nghệ An lên máy bay chi viện TP. HCM làm nhiệm vụ. Đây không phải là lần đầu tiên chị tiễn anh đi công tác, nhưng lần này tính chất công việc hoàn toàn khác khi anh sẽ cùng các y bác sĩ vượt hàng nghìn km để khám, chữa bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

Chị Thảo chia sẻ: “Từ khi em đang mang bầu, anh Cẩm đã xung phong đăng ký đi vào Đà Nẵng chống dịch. Tuy nhiên, do em đang mang bầu ở nhà một mình nên anh ấy chưa đi. Lần này, khi bé con chào đời thì em ủng hộ cho anh lên đường làm nhiệm vụ. Biết là anh đi rất nhớ vợ con nhưng em nghĩ, mình còn trẻ thì cứ cống hiến”.

Ch? Phan Th? Phương Tha?o bô?ng con vào sân bay Vinh tiễn chô?ng cùng đoàn công tác.

Hai vợ chồng đều là cán bộ y tế tại bệnh viện Đa khoa TP. Vinh. Gia đình nhỏ của anh chị mới có một thành viên mới tròn 3 tháng. Cũng theo chị Thảo, từ ngày con chào đời đến nay, anh Cẩm phải thường xuyên túc trực ở bệnh viện vì dịch bệnh bùng phát liên tục ở TP. Vinh. Bệnh viện trong tình trạng thiếu người, anh Cẩm luôn xung phong ở lại.

“Cũng làm một đơn vị nên hai vợ chồng đều hiểu rõ nhiệm vụ của một nhân viên y tế, cũng động viên nhau cố gắng, nhất là trong thời điểm dịch Covid19 đang diễn biến phức tạp ở tỉnh Nghệ An. Em cũng không nỡ để anh đi xa, nhưng đó là việc làm đúng đắn nên ủng hộ”, chị Thảo nói.

Vào 14h ngày 12/7, 60 cán bộ, y bác sĩ ở các bệnh viện thuộc sở Y tế Nghệ An quản lý đã lên chuyến bay miễn phí số hiệu VJ121 vào TP. HCM để làm nhiệm vụ. Khi mọi người đang làm thủ tục ở quầy vé, người mẹ trẻ bồng con thơ hơn 3 tháng tuổi vào sân bay Vinh tiễn chồng cùng đoàn công tác. Anh Cẩm bế con lên tay, ôm tạm biệt hai mẹ con và hẹn ngày TP.HCM khống chế được dịch Covid-19 mới trở về.

“Con ở nhà chơi ngoan với bà và mẹ nhé. Em ở nhà chăm sóc con, nhờ thêm ông bà ngoại. Hai mẹ con về đi nhé. Hẹn ngày trở về...”, anh Cẩm đưa tay lên tạm biệt 2 mẹ con chị Thảo, rồi đi vào phòng an ninh sân bay.

“Chia lửa” cho tuyến đầu chống dịch ở TP. HCM

Ông Dương Đình Chỉnh – Giám đốc sở Y tế Nghệ An cho biết, trước tình hình dịch bệnh ở phía Nam bùng phát nhiều nơi, Nghệ An đã quyết định chi viện hỗ trợ TP. HCM.

“Ngành y tế Nghệ An luôn xác định giúp bạn chính là giúp mình, nên sở Y tế, cơ quan thường trực ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 đã báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở được sự thống nhất của lãnh đạo tỉnh, sở Y tế đã tổ chức họp và rà soát, lựa chọn trong danh sách hơn 700 cán bộ y bác sĩ của các đơn vị y tế xung phong tình nguyện đi chi viện cho các tỉnh đã đăng ký từ trước”, ông Chỉnh nói.

Đây không phải lần đầu tỉnh Nghệ An chi viện cho các điểm “nóng” về dịch. Trước đó, hồi đầu tháng Sáu, Nghệ An cũng đã cử 52 nhân viên y tế sang tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ địa phương này chống dịch. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các y bác sĩ này tiếp tục thực nhiệm vụ tại Nghệ An và tiếp tục xung phong thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tỉnh bạn khi có điều động.

Lần này, đoàn 60 người sẽ vào làm việc, tác chiến hỗ trợ tại bệnh viện Trưng Vương, quận 10, TP. HCM. Đây là bệnh viện dự kiến có khoảng 1.000 giường bệnh nhân Covid-19.

“Nhóm hôm nay là những bác sĩ trực tiếp vào điều trị cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19. Trong đó có 20 bác sĩ và 40 điều dưỡng, kỹ thuật viên. Tất cả đã được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm tác chiến thực hành và lý thuyết với bệnh nhân Covid-19”, ông Chỉnh nói.

Mặc dù chi viện cho TP.HCM nhưng tỉnh Nghệ An cũng đã lường được trước mọi việc về năng lực, nhân lực nếu trường hợp tỉnh nhà có thêm ca nhiễm Covid-19.

“Chúng tôi muốn chia sẻ với TP.HCM vì khó khăn hơn rất nhiều với Nghệ An hay tỉnh khác. Ở Nghệ An đã tấn công thành công, bây giờ phải phòng thủ và rà soát phòng chống dịch. Còn về TP.HCM bây giờ phải truy vết, lấy mẫu thần tốc. Cả nước bây giờ đang hướng về TP.HCM”, ông Chỉnh chia sẻ.

Theo ông Chỉnh, về lâu dài thì chiến lược tiêm vắc-xin cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Đây là mấu chốt cực kỳ quan trọng của Chính phủ cũng như bộ Y tế đã đề ra.

Anh Ngọc (Còn nữa)

Bài viết đăng trên ấn phẩm tạp chí Đời sống & Pháp luật Thứ 7 (Số 30)

Tin nổi bật