Ngày 11/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên tại quốc hội.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do đảng France Unbowed (LFI) cực tả khởi xướng chỉ nhận được 146 phiếu ủng hộ trong tổng số 577 phiếu sau gần 3 giờ tranh luận. Bà Borne là người đứng đầu một chính phủ thiểu số, điều này khiến bà bị hưởng bởi những lá phiếu bất tín nhiệm. Tuy nhiên, những đảng khác trong quốc hội đã không ủng hộ quyết đị 'hạ bệ' bà Borne vào thời điểm hiện tại.
Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne. Ảnh: Lemonde
Bà đã được Tổng thống Macron bổ nhiệm vào vị trí thủ tướng từ tháng 5, một tháng trước cuộc bầu cử quốc hội Pháp. Tuy nhiên, liên minh của ông Macron đã không làm tốt và không thể duy trì thế đa số của họ tại quốc hội sau cuộc bầu cử.
Trong cuộc tranh luận ngày 11/7, Thủ tướng Borne đã chỉ trích đảng LFI vì làm mất thời gian của quốc hội trong khi còn nhiều vấn đề quan trọng cần làm. Cụ thể, trước cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, bà Born đã nói: "Thưa quý vị, hôm nay chúng ta có thể làm việc vì lợi ích của người dân Pháp. Nhưng thay vào đó, chúng ta lại tập hợp ở đây tranh luận về cuộc bỏ phiếu nhằm vào tôi. Điều đó đã cản trở hoạt động của quốc hội và cũng có nghĩa là cản trở mong muốn của người dân".
Bỏ phiếu tín nhiệm vốn là một truyền thống của quốc hội ở Pháp, nhưng năm nay, bà Borne đã phá vỡ truyền thống lần đầu tiên kể từ năm 1993 vì đã không đưa ra lựa chọn cho các nghị sĩ khi bà tiết lộ chương trình của chính phủ trong một phiên họp sôi nổi, đầy thử thách vào tuần trước.
Bà Borne, 61 tuổi, đã nói rõ rằng bà dự định dựa vào phiếu bầu của các đảng đối lập để thông qua luật. Trong đó, đảng Cộng hòa cánh hữu được bà đánh giá là có vai trò rất quan trọng. Theo AFP, bà Born sẽ cần sự ủng hộ từ 62 nghị sĩ Đảng Cộng hòa để chính phủ thông qua một dự luật nào đó.
Đảng Cộng hòa và đảng cực hữu của bà Marine Le Pen, National Rally, từng tuyên bố họ không ủng hộ kế hoạch bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ do cánh tả khởi xướng vào ngày 11/7.
Minh Hạnh (Theo AFP)