Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiến sự Azerbaijan – Armenia: Vừa đạt thỏa thuận ngừng bắn lần 2, lại tố nhau vi phạm

(DS&PL) -

Armenia và Azerbaijan mới đây đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn lần 2, tuy nhiên, chưa đầy vài giờ sau, hai bên lại lên tiếng cáo buộc nhau phá vỡ nó.

Armenia và Azerbaijan mới đây đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn lần 2, tuy nhiên, chưa đầy vài giờ sau, hai bên lại lên tiếng cáo buộc nhau phá vỡ nó.

Ngày 17/10 vừa qua, Armenia và Azerbaijan đã thống nhất ngừng bắn tại khu vực Nagorno-Karabakh lần 2 từ 0h ngày 18/10 theo giờ địa phương. Thỏa thuận này được công bố sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov có cuộc điện đàm với những người đồng cấp tại Armenia và Azerbaijan, kêu gọi hai bên tuân theo lệnh ngừng bắn đạt thành vào tuần trước mà ông đứng ở vị trí trung gian.

Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi thỏa thuận ngừng bắn lần 2 có hiệu lực, Azerbaijan và Armenia lại tiếp tục chỉ trích lẫn nhau vì đã có những hành động vi phạm thỏa thuận đó.

Cụ thể, Shushan Stepanyan, phát ngôn viên của bộ Quốc phòng Armenia thông tin trên Twitter rằng Azerbaijan đã bắn đạn pháo và tên lửa trong đêm ngày 18/10 từ hai hướng Bắc và Nam vào khu vực Nagorno-Karabakh, gây thương vong cho các bên.

Đống đổ nát sau thành phố Ganja của Azerbaijan trong cuộc tấn công mới đây. Ảnh: EPA

Trong khi đó, Azerbaijan tố ngược Armenia không tuân thủ lệnh ngừng bắn, và là bên gây ra giao tranh trước. Hôm 17/10, Azerbaijan cũng cáo buộc Armenia thực hiện một cuộc tấn công vào thành phố Ganja của nước này khiến 13 dân thường thiệt mạng, 45 người bị thương. Vậy nhưng, Armenia đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc từ Azerbaijan cho rằng nước này “nhắm mục tiêu tấn công vào dân thường”.

Nagorno-Karabakh là nơi diễn ra cuộc tranh chấp vũ trang kéo dài hàng thập kỷ qua giữa Armenia và Azerbaijan bởi nơi đây có khoảng 145.000 người Armenia đang sinh sống, nhưng lại là khu vực thuộc về Azerbaijan theo luật quốc tế. Dù vậy, Azerbaijan đã mất quyền kiểm soát khu vực này sau khi Liên Xô tan rã vào khoảng 30 năm trước.

Hiện, nhóm Minsk do Nga, Pháp và Mỹ đứng đầu đang nỗ lực để chấm dứt tình trang xung đột đang leo thang tại khu vực này dưới sự hỗ trợ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Đinh Kim (Theo Aljazeera, Reuters)

Tin nổi bật