Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chi tiết dự thảo về tình hình Ukraine trong đàm phán hoà bình với Nga

(DS&PL) -

Dự thảo chi tiết gồm 15 điểm bao gồm việc Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO để đổi lấy sự đảm bảo an ninh.

Ukraine và Nga đã đạt được tiến bộ đáng kể trong một kế hoạch hòa bình. Trong đó, Nga được cho sẽ ngừng bắn và rút quân nếu Kyiv cam kết duy trì trạng thái trung lập và chấp nhận các giới hạn đối với lực lượng vũ trang của mình. Thông tin này đã được 5 người tham gia các cuộc đàm phán hoà bình giữa Nga - Ukraine tiết lộ.

Cụ thể, 2 trong số các nhà đàm phán của Nga và Ukraine lần đầu thoả thuận về các đề xuất chi tiết vào ngày 14/3 vừa qua. Dự thảo 15 điểm được đưa ra xem xét trong ngày hôm đó bao gồm việc Kyiv từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và cam kết không sở hữu các căn cứ quân sự hoặc vũ khí nước ngoài để đổi lấy sự bảo vệ từ các đồng minh như Mỹ, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, bản chất về sự đảm bảo của phương Tây đối với an ninh Ukraine - và khả năng chấp nhận của họ đối với Moscow - có thể là trở ngại lớn đối với bất kỳ thỏa thuận nào.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp tại Kyiv vào thứ Ba với các nhà lãnh đạo của Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovenia. Ảnh: AFP 

Mặc dù Moscow và Kyiv đều lạc quan chia sẻ họ đã đạt được tiến bộ trong các điều khoản của thỏa thuận, nhưng các quan chức Ukraine vẫn còn hoài nghi về những cam kết của Tổng thống Nga Vladimir Putin về hòa bình và lo ngại rằng Moscow đang kéo dài thời gian để tập hợp lực lượng và tiếp tục tấn công.

Một nguồn tin Ukraine nói rằng Kyiv sẽ "cần gây áp lực lên Nga cho đến khi họ không còn lựa chọn nào khác" ngoài việc đồng ý với một thoả thuận hoà bình. 

Trong khi đó, nguồn tin của Nga thông báo tóm tắt về cuộc đàm phán, nói rằng một dự thảo hoà bình đã được đề xuất. Nếu đạt được sự đồng thuận, dự thảo này có thể mang lại cho cả hai bên một phương thức đáng tin cậy để kết thúc chiến sự hiện tại. 

Theo 3 người quen thuộc với vấn đề, sau chuyến thăm bất ngờ tới Moscow ngày 5/3, Thủ tướng Israel Naftali Bennett hiện đang đóng vai trò là người hoà giải chính và ông đã đối thoại với cả 2 nhà lãnh đạo Nga - Ukraine về tình hình hiện tại.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã điện đàm với người đồng cấp Ukraine trong khi các quan chức cấp cao của ông cũng đang nổ lực giúp 2 Moscow và Kyiv đạt được một thoả thuận hoà bình. 

Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói với Financial Times rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ liên quan đến việc "quân đội của Liên bang Nga phải rời khỏi lãnh thổ Ukraine". Ngoài ra, Ukraine vẫn duy trì các lực lượng vũ trang của mình nhưng sẽ ở bên ngoài các liên minh quân sự như NATO và hạn chế xây dựng các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 16/3 cho biết khả năng trung lập đối với Ukraine sẽ dựa trên mô hình như của Áo hoặc Thụy Điển. Ông Peskov cho biết: "Phương án này thực sự đang được thảo luận và là một phương án có thể được coi như trung lập". 

Các quan chức Nga và Ukraine đàm phán hòa bình tại Belarus hôm 3/3. Ảnh: Getty 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tiết lộ "các điều khoản hoàn toàn cụ thể" đã "gần đạt được đồng thuận" trong các cuộc đàm phán. 

Hôm 16/3, người ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Washington hoan nghênh những hy vọng và lạc quan về các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Nga và Ukraine. Nhưng ông nói rằng Mỹ muốn thấy "sự giảm leo thang" từ Nga và không có "dấu hiệu" nào chỉ ra Tổng thống Putin đang "thay đổi hướng đi".

Bất chấp những tiến triển trong các cuộc đàm phán hòa bình, các thành phố của Ukraine đã bị pháo kích dữ dội trong đêm thứ 3 liên tiếp. Kyiv cho biết họ đang phát động một cuộc phản công chống lại các lực lượng Nga. 

Được biết, dù hiến pháp của Ukraine đang mong muốn tìm kiếm cơ hộp gia nhập NATO, Tổng thống Zelensky và các phụ tá của ông hiện thừa nhận Kyiv có rất ít cơ hội gia nhập liên minh. Ông Podolyak chia sẻ: "Hiện tại, không có hệ thống an ninh nào, có thể được kiểm duyệt bởi NATO, hiệu quả ở châu Âu. Ngay sau khi xung đột nghiêm trọng bắt đầu ở châu Âu, NATO đã nhanh chóng tránh sang một bên".

Theo đó, ông Podolyak cho biết Ukraine muốn đề xuất một mô hình đảm bảo an ninh, ngụ ý sự tham gia ngay lập tức và được xác minh về mặt pháp lý của một số quốc gia bảo lãnh cho phía Ukraine, nếu một nước nào đó lại đưa quân tới tấn công Kyiv.

Ông nói thêm theo một phần thoả thuận, Ukraine chắc chắn sẽ giữ lại quân đội của mình. Về việc hạn chế xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài, cố vấn Tổng thống Zelensky cho biết điều này vốn đã bị luật pháp Ukraine ngăn cản.

Hai trong số những người tiết lộ thêm rằng dự thảo thỏa thuận còn bao gồm các điều khoản về quyền lưu giữ tiếng Nga ở Ukraine. Nga trước đó nó rằng chiến dịch quân sự của mình ở Ukraine là một nỗ lực để bảo vệ những người nói tiếng Nga tại nước này.

Minh Hạnh (Theo Financial Times)

Tin nổi bật