Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chất xyanua độc tính mạnh thế nào? Dấu hiệu nhận biết ngộ độc xyanua

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Trong tự nhiên, xyanua có thể được tìm thấy với lượng nhỏ trong một số loại thực phẩm như hạt táo, măng, sắn...

Chất xyanua là chất gì?

Xyanua là hóa chất tác động cực mạnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong thời gian ngắn với một lượng rất nhỏ. Xyanua tồn tại dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau nhưng đa phần đều gây hại và rất nguy hiểm.

Một số dạng xyanua phổ biến như hydro xyanua, xyanua clorua, tinh thể kali xyanua, natri xyanua,… Mùi vị của xyanua được miêu tả khá giống với vị đắng nhẹ của hạnh nhân và nếu chỉ có ít, thậm chí còn không phát ra mùi, gây cản trở trong quá trình nhận biết sự tồn tại của xyanua.

Xyanua có độc không? Dấu hiệu nhận biết về ngộ độc xyanua.

Trong tự nhiên, nhiều thực phẩm cũng có chứa xyanua, điển hình như khoai mì, hạnh nhân, đậu lima còn sống,… Các trái cây như đào, táo, mơ,… cũng có xyanua nhưng khá ít. Khói thuốc lá cũng có một lượng xyanua nhất định gây hại khi dùng lâu dài. Ngoài những thông tin trên về xyanua, nhiều bài báo khoa học quốc tế cũng cho biết thêm về xyanua như:

Chất khí hydro xyanua không có màu nhưng vị hơi đắng nhẹ gần giống hạnh nhân nhưng chỉ có khoảng 40% dân số thế giới nhận ra điều bất thường này.

Chất xyanua được tìm thấy lần đầu tiên vào khoảng năm 1782 bởi một nhà hóa học người Thụy Điển.

Các trường hợp khẩn cấp và dùng đúng cách, xyanua có thể ứng dụng làm thuốc.

Măng tươi là thực phẩm có chứa khá nhiều xyanua. Trong 1kg măng tươi nguyên củ có thể chứa đến 250mg xyanua, con số có thể lấy đi tính mạng 1 người nên điều bạn cần làm là hãy rửa măng thật sạch, sơ chế kỹ trước khi ăn.

Dấu hiệu ngộ độc xyanua

Dấu hiệu ban đầu

- Buồn nôn và nôn mửa: Đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của ngộ độc xyanua. Buồn nôn thường xuất hiện đột ngột và dữ dội, kèm theo nôn mửa nhiều.

- Đau bụng: Đau bụng có thể xuất hiện ở vùng bụng trên hoặc bụng dưới, thường kèm theo co thắt dạ dày.

- Tiêu chảy: Tiêu chảy thường có nước, có thể lẫn máu.

- Chóng mặt, hoa mắt: Do thiếu oxy lên não, người bị ngộ độc xyanua có thể cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu.

 - Nhức đầu: Nhức đầu thường dữ dội và lan khắp đầu.

- Yếu ớt, mệt mỏi: Người bị ngộ độc xyanua có thể cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi, không có sức lực.

Dấu hiệu nặng

- Khó thở: Do thiếu oxy, người bị ngộ độc xyanua có thể gặp khó thở, thở nhanh, thở nông.

- Mất ý thức: Khi tình trạng ngộ độc nặng, người bệnh có thể mất ý thức hoàn toàn.

- Co giật: Co giật là một dấu hiệu nguy hiểm, cho thấy não bộ đang bị tổn thương nặng do thiếu oxy.

- Mất nhịp tim: Trong trường hợp ngộ độc nặng, người bệnh có thể bị mất nhịp tim, dẫn đến tử vong.

Xyanua có độc không? Dấu hiệu nhận biết về ngộ độc xyanua.

Chất độc xyanua phát tác thế nào?

Mức độ ngộ độc gây ra bởi xyanua phụ thuộc vào lượng xyanua mà một người tiếp xúc, lộ trình tiếp xúc và thời gian mà một người tiếp xúc.

Hít thở khí xyanua gây hại nhất, nhưng nuốt xyanua cũng có thể gây độc. Uống xyanua còn được gọi là ngộ độc xyanua. Để tìm thấy ngộ độc xyanua ở một người có thể hơi khó khăn vì các triệu chứng của nó tương tự như một số triệu chứng khác của bệnh bình thường. Khi xyanua đi vào cơ thể của một người thì nó sẽ ngăn chặn các tế bào của cơ thể sử dụng oxy. Lúc đó các tế bào sẽ chết. Xyanua có hại cho tim và não hơn các cơ quan khác vì tim và não sử dụng rất nhiều oxy.

Khí xyanua nguy hiểm nhất ở những nơi kín, nơi khí sẽ bị giữ lại và xyanua bay hơi và phân tán nhanh chóng trong không gian mở, khiến nó ít gây hại ngoài trời.

Cần làm gì khi nghi ngờ ngộ độc xyanua?

Ngộ độc chất xyanua có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn nên khi phát hiện dấu hiệu của giai đoạn đầu cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu, điều trị đúng quy trình. Việc cần làm nhất khi nhận thấy nạn nhân bị nhiễm xyanua và gọi cấp cứu và hô hấp nhân tạo nếu thấy nạn nhân khó thở, không thở được. Sau khi nhập viện, ngộ độc xyanua được điều trị như sau:

Rửa dạ dày cho nạn nhân nhiễm độc xyanua trong vòng 1h để tăng thải độc hoặc cho nạn nhân uống than hoạt tính liều lượng 1g/kg.

Sử dụng thuốc giải độc gồm các loại như thuốc hydroxocobalamin, thuốc amyl nitri, thuốc muối nitrite, methylene, thuốc thiosulfate.

Thở oxy tùy theo mức độ nhiễm độc.Giai đoạn hồi sức cần đặt đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân, đảm bảo thông khí bằng mặt nạ oxy hoặc đặt nội khí quản, điều trị triệu chứng giảm huyết áp.

Tin nổi bật