Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chàng trai "hối hận không kịp" sau khi tin thầy trên mạng về thuốc trị vảy nến

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Chàng trai bị bóc da toàn thân vì dùng thuốc vảy nến trôi nổi mua trên mạng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da đỏ, tróc vảy tăng dần và lan ra toàn thân, kèm với ngứa, da căng, đau nhức, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh…

Báo Tuổi trẻ thông tin, mới đây một bệnh nhân nam 18 tuổi đã đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng đỏ da, tróc vảy toàn thân. Bệnh nhân bị vảy nến khoảng 1 năm nay.

Trước khi nhập viện khoảng một tháng rưỡi, bệnh nhân lên mạng và thấy quảng cáo một loại viên uống và kem bôi điều trị khỏi hẳn bệnh vảy nến. Bệnh nhân đặt mua liệu trình thuốc trị vảy nến với giá 3 hộp 600.000 đồng.

Nhiều bệnh nhân thời gian đầu dùng thuốc mua trên mạng thấy hiệu quả, nhưng sau khi ngưng thuốc lại gặp biến chứng. Ảnh: Tuổi trẻ

Sau khi sử dụng hết liệu trình đầu tiên, tình trạng vảy nến cải thiện rõ rệt nhưng khi ngưng uống 5 ngày thì da đỏ tróc vảy tăng dần và lan ra toàn thân kèm ngứa, da căng, đau nhức, mệt mỏi, sốt kèm ớn lạnh… nên bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM.

Cũng liên quan đến vấn đề này, báo Dân trí thông tin về 1 trường hợp khác là người đàn ông 49 tuổi, cũng nhập viện vì da nổi đỏ, tróc vảy lan rộng. Khai thác bệnh sử, bệnh nhân đã bị vảy nến 18 năm nhưng khám và điều trị không liên tục.

Sau đó, bệnh nhân lên YouTube và biết thông tin "thầy H" chuyên điều trị vảy nến nên tìm đến điều trị.

Trong vòng 2 năm, bệnh nhân được "thần y" cho thoa và uống thuốc không rõ loại liên tục. Thời gian đầu, sang thương da giảm đỏ, vảy nến có giảm nhưng bệnh nhân tự thấy da mỏng hơn, mặt và bụng cũng phù lớn hơn.

Đến khi ngưng thuốc, bệnh nhân biến chứng đỏ da và tróc vảy ngày càng nặng, nên tìm đến bệnh viện cầu cứu.

Bệnh nhân vảy nến bong tróc da toàn thân sau khi sử dụng thuốc trôi nổi. Ảnh: Dân trí

BS CK2 Nguyễn Vũ Hoàng - trưởng khoa lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho biết 2 bệnh nhân trên bị đỏ da toàn thân vảy nến.

Sau 4 ngày điều trị, hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định, người bớt sưng phù, các sang thương vảy nến giảm đỏ và giảm tróc vảy.

XEM THÊM: Xôn xao thông tin thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng ở TP.HCM, Bộ Y tế nói gì?

Thầy giáo vùng cao nguy kịch do nhiễm vi khuẩn ăn thịt người – bệnh Whitmore

Hiện nay y học có nhiều phương pháp điều trị vảy nến, tuy nhiên vẫn chưa có cách nào điều trị khỏi hẳn bệnh.

"Để điều trị vảy nến, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc nhất là các thuốc không rõ nguồn gốc vì sẽ khiến cho vảy nến nặng lên và có thể tiến triển thành đỏ da toàn thân vảy nến" - bác sĩ Hoàng lưu ý thêm.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật