Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chàng trai đi bộ xuyên Việt với 0 đồng và những chuyện hấp dẫn trong hành trình

(DS&PL) -

Vũ Duy Hoàn (20 tuổi, Nam Định) đã quyết định chinh phục quãng đường từ mũi Cà Mau đến Hà Giang bằng việc đi bộ với số tiền là 0 đồng.

Vũ Duy Hoàn (20 tuổi, Nam Định) đã quyết định chinh phục quãng đường từ mũi Cà Mau đến Hà Giang bằng việc đi bộ với số tiền là 0 đồng. Đằng sau hành trình khốc liệt là những câu chuyện ly kỳ về những trải nghiệm không phải ai cũng dám thử...

Hành trình khắc nghiệt và những tình huống

bất ngờ Có thu nhập ổn định từ công việc kinh doanh điện thoại kiêm hướng dẫn viên du lịch, thế nhưng, Hoàn lại không thấy hài lòng. Vào một ngày, Hoàn quyết định thực hiện hành trình đi bộ dọc đất nước để thử thách bản thân và tìm kiếm nhiều điều mới lạ trong cuộc sống.

Với tính cách “dám nghĩ dám làm”, chuyến đi của Hoàn được dự kiến vào tháng Hai nhưng do dịch Covid-19 nên gián đoạn và được tiếp tục vào ngày 21/10. Chàng trai 10X quyết định chọn nơi xuất phát là điểm tận cùng Tổ quốc và điểm dừng chân là nơi địa đầu Tổ quốc. Chia sẻ về điều này, Hoàn cho biết: “Mình đi du lịch miền Bắc khá nhiều, vậy nên muốn biết thêm cuộc sống của người người phía Nam. Thời tiết ở trong đó khá khắc nghiệt, điều đó sẽ tăng độ khó cho hành trình của mình”.

Quyết định thực hiện hành trình đi bộ với cái túi tiền trống rỗng, hành trang của Hoàn chỉ bao gồm chiếc ba lô, đôi giày, 2 bộ quần áo và chiếc gậy. Đi tới đâu, Hoàn xin ngủ nhờ và dùng sức lao động để đổi lấy bữa cơm.

Ngày đầu tiên Hoàn đi bộ tới 30km. Sang ngày thứ 2, cơ thể không chịu đựng được quãng đường dài như vậy nên Hoàn mệt mỏi. Và anh đã phải dừng lại để nghỉ ngơi. Rút kinh nghiệm, chàng trai phân bổ thời gian đi bộ phù hợp 15-30km một ngày. Những hôm thời tiết đẹp, Hoàn có thể đi được 5km/1 giờ, mỗi ngày đi 4-6 tiếng.

Hoàn được chủ nhà rủ đi đánh cá.  

“Những ngày đầu mình cảm thấy rất khó khăn và mệt do việc cơ thể chưa quen với cường độ vận động và cũng vì đói. Có hôm mình đói nên kiệt sức nhưng không thể xin cơm ai được vì nhiều người nghĩ mình bị “thần kinh”. Lúc đó, trong đầu mình đặt ra câu hỏi: Liệu mình có sai khi bắt đầu hành trình này? Nhưng đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua”, Hoàn chia sẻ.

Không ít lần thất bại trong việc xin ăn, xin ngủ nhờ, cuối cùng, Hoàn cũng biết cách nói chuyện để người khác giúp mình. Những ngày tháng trên hành trình chinh phục, chàng trai đã trải nghiệm khá nhiều công việc khác nhau để trả ơn người dân địa phương dọc đường đã cho ăn và cho ngủ nhờ.

Có lần Hoàn rửa bát, gặt lúa, phụ bán nước, bán bún thịt nướng, đánh cá, lặn biển, có lần còn được chủ nhà xin ngủ nhờ rủ làm bánh tráng hay thu hoạch quả dứa... Tuy nhiên, cũng có những người thẳng thừng từ chối một cách “phũ phàng” dù anh hứa sẽ làm việc. L

an tỏa thông điệp tích cực

Ban đầu, Hoàn thực hiện chuyến đi chỉ để thỏa mãn sở thích cá nhân nhưng qua đó, Hoàn cũng muốn góp phần thay đổi cách sống của thế hệ trẻ hiện nay: Chăm thể dục thể thao và sống lành mạnh.

Sau mỗi lần trực tiếp được trải nghiệm cuộc sống của người dân ở mọi miền, Hoàn biết yêu thương, lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn, có nhiều bài học trong cuộc sống để ngày càng hoàn thiện nhân cách bản thân.

“Đi được gần một nửa chặng đường, Hoàn nhận ra, cách để có được sự cảm mến từ người khác là hãy cảm nhận từ trái tim, lắng nghe câu chuyện của người ta trước khi chia sẻ câu chuyện của mình. Đây có lẽ là bài học quý giá nhất mà mình rút ra được từ quãng đường đã đi qua”, Hoàn tâm sự. Từ khi kênh YouTube của Hoàn nhận được sự ủng hộ từ mọi người, Hoàn quyết định sẽ dành số tiền kiếm được từ đó để giúp đỡ những phận đời cơ cực, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến tích cực, động viên cũng có không ít bình luận tiêu cực: “Không ở nhà lo kiếm tiền đi”, “làm màu”, “rảnh quá không có việc gì làm”... Đối mặt với luồng ý kiến trái chiều ấy, Hoàn cho rằng: “Vui buồn là do mình, tôi chỉ nghĩ đến những người yêu thương mình để có động lực đi tiếp. Còn những người chê bai tiêu cực, tôi không quan tâm. Đó cũng là cách giúp cuộc sống của mình lạc quan và nhẹ nhàng hơn”.

Hiện tại, Hoàn đang dừng chân tại tỉnh Quảng Ngãi và còn phải đi bộ khoảng 1.200km mới có thể tới Hà Giang như dự định. Nửa chặng đường tới không biết sẽ còn những khó khăn gì đang chờ ở phía trước nhưng Hoàn chỉ chắc chắn một điều: "Dù có khó khăn thế nào, tôi cũng sẽ không dừng lại mà sẽ cố gắng hết sức cho hành trình này”, chàng trai nói trong lúc chuẩn bị lên đường tiếp tục hành trình chinh phục của mình.   

Để ghi lại hành trình đi bộ của mình, Hoàn đã quay lại và đăng tải lên kênh YouTube, Tiktok. Thật bất ngờ, những video về chặng đi của của Hoàn lại được nhiều người quan tâm và chia sẻ. “Có những bạn theo dõi hành trình của Hoàn qua mạng xã hội, biết mình gần đến nơi họ sống nên chủ động đến đường quốc lộ tặng mình chai nước, gói bánh hay túi hoa quả... Thi thoảng đang đi có bạn nhận ra mình, chạy đến ôm mình một cái để động viên. Niềm vui và hạnh phúc chỉ đơn giản vậy thôi, giống như được tiếp thêm sức mạnh”, Hoàn hào hứng khoe. 


Phong Linh- Lê Nga

Bài đăng trên ấn phẩm tạp chí in Đời sống & Pháp luật số Thứ 7 (52)

Tin nổi bật