Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chân răng lung lay, dập lợi sau va chạm mạnh có thể tự lành không?

(DS&PL) -

Chấn thương răng miệng là một chấn thương thường gặp nhất trong tai nạn. Vì phần môi, răng miệng thường đưa ra phía trước và sẽ chịu va đập đầu tiên

Chào bác sĩ,

Vừa qua, em có bị tai nạn khi tham gia giao thông khiến răng bị lung lay, dập lợi, cảm giác như bị gãy chân răng. Bác sĩ cho em hỏi liệu răng với lợi có lành được không ạ? Thời gian hồi phục là bao lâu và cần ăn hay uống thuốc gì để lành như ban đầu ạ?

Cám ơn BS mong phản hồi của bác sĩ!

Trả lời:

Xin chào em, cảm ơn em đã gửi câu hỏi cho tôi. Về câu hỏi này tôi xin trả lời như sau: Chấn thương răng miệng là một chấn thương thường gặp nhất trong tai nạn. Vì phần môi, răng miệng thường đưa ra phía trước và sẽ là một trong những phần chịu va đập đầu tiên.

Răng được chứa đựng ở xương ổ răng và được giữ cứng chắc nhờ một hệ thống phức tạp gọi là hệ thống dây chằng nha chu. Khi răng bị va đập mạnh, răng (bao gồm thân răng và chân răng) có thể bị tổn thương gãy, vỡ; hoặc tổn thương xương ổ răng; tổn thương dây chằng nha chu làm cho răng lung lay.

Có thể chia ra một vài loại chấn thương thường gặp như sau. Và cũng tùy vào tình trạng, mức độ tổn thương và thời gian từ lúc xảy ra tai nạn tới lúc đến gặp bác sĩ mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau.

Răng bị gãy, nứt, vỡ phần thân răng và còn cứng chắc

Đây sẽ là tổn thương nhẹ nhất với phương pháp điều trị hồi phục đơn giản nhất. Phần răng bị tổn thương sẽ được trám thẩm mỹ (nếu mức độ nhỏ) và được bọc bằng răng sứ (nếu mức độ lớn)

Răng còn nguyên nhưng chân răng bị gãy

Đây sẽ là tổn thương nặng nhất. Vì trong trường hợp này, thường là răng sẽ phải nhổ bỏ mà không thể điều trị phục hồi được.

Răng còn nguyên nhưng bị lung lay

Thông qua phim x-quang, bác sĩ sẽ xác định được mức độ tổn thương của lung lay. Bao gồm tổn thương của mô nha chu xung quanh răng, tổn thương của xương ổ răng và xương hàm.

Trường hợp nhẹ nhất, bác sĩ có thể chỉ cần kê toa thuốc, mài chỉnh giảm bớt lực khớp cắn và dặn bệnh nhân tránh ăn cắn ở vị trí răng bị tổn thương trong một thời gian. Tái khám sau 1 tuần là điều cần thiết.

Trường hợp răng lung lay vừa phải, có tổn thương mô nha chu, răng lung lay có thể được cố định với những răng bên cạnh trong 1 thời gian nhất định.

Kê toa thuốc và những lời dặn tránh ăn cắn ở vị trí tổn thương cũng sẽ được bác sĩ áp dụng.

Trường hợp răng lung lay nhiều, tổn thương nghiêm trọng ở mô nha chu và xương ổ răng, bác sĩ có thể sẽ phải nhổ bỏ răng bị tổn thương. Điều trị hồi phục mô nha chu và xương ổ răng. Nếu tiên lượng tốt, và cũng tùy vào tình trạng nguyên vẹn của răng mà răng đó có được bác sĩ cắm lại vào huyệt ổ răng lại hay không.

Răng còn nguyên nhưng bị rơi ra ngoài

Ở trường hợp này, cũng như ở tình huống trên nhưng điều quan trọng hơn là thời gian từ lúc xảy ra tai nạn tới lúc đến gặp bác sĩ là bao nhiêu lâu mà tiên lượng thành công của việc cắm lại răng sẽ nhiều hay ít.

Về chấn thương phần mềm, tai nạn thường có thể gây bầm dập, sưng tấy hoặc thậm chí là rách môi, rách nướu... Chấn thương phần mềm có thể không cần điều trị cũng sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, ở phần môi lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Nếu bạn tìm đến bác sĩ để điều trị sớm thì kết quả thẩm mỹ sau cùng của tổn thương này sẽ tối ưu hơn.

Quay trở lại trường hợp của bạn, tôi xin trả lời rằng phần lợi là mô mềm nên chắc chắn sẽ tự lành. Tuy nhiên, bạn không nên để tự lành mà nên đến ngay bác sĩ nha khoa gần nhất để điều trị sớm nhất, để có thẩm mỹ sau này tốt nhất

Còn phần răng, bị lung lay, thì tùy tình trạng (như phân tích ở trên) mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương pháp điều trị khác nhau.

Trong giới hạn của một bài tư vấn, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho em một vài thông tin cơ bản và lời khuyên như vậy. 

Chúc em bạn có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!

Thân chào bạn!

Bác sĩ Trần Mừng

Tin nổi bật